ClockThứ Sáu, 01/12/2017 05:26
Ghi tên các thành viên trong gia đình vào sổ đỏ:

Không phát sinh thêm thủ tục, giảm rủi ro cho người sử dụng đất

TTH - Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) vừa ban hành Thông tư 33 (có hiệu lực từ ngày 5/12) quy định ghi tên các thành viên trong gia đình vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (giấy CNQSDĐ).

Lãnh đạo Bộ TN&MT lên tiếng việc sổ đỏ ghi tên thành viên gia đìnhSổ đỏ ghi tên tất cả thành viên trong gia đình: Người dân có phải đổi sổ?Từ 5/12, sổ đỏ sẽ ghi tên các thành viên trong gia đình

Trao đổi với phóng viên Báo Thừa Thiên Huế xung quanh vấn đề trên, ông Phan Văn Thông, Giám đốc Sở TN&MT cho rằng: 

Ông Phan Văn Thông

Thuận lợi của việc ghi tên các thành viên trong gia đình vào giấy CNQSDĐ sẽ bảo đảm chặt chẽ về mặt pháp lý, cụ thể hơn về mặt chủ thể có quyền sử dụng đất và phù hợp với pháp luật về dân sự. Ở đây phải hiểu là chỉ ghi tên “những thành viên khác trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất hoặc/và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất”.

Như vậy quy định này chỉ áp dụng cho những trường hợp làm sổ đỏ mới, đăng ký lại kể từ ngày 5/12, thưa ông?

Trên địa bàn tỉnh, việc cấp giấy CNQSDĐ cho hộ gia đình chủ yếu là đất nông nghiệp được Nhà nước giao đất theo Nghị định 64/NĐ-CP ngày 27/9/1993. Từ ngày 5/12, khi thông tư này có hiệu lực, người dân có giấy CNQSDĐ đứng tên hộ gia đình vẫn tiếp tục sử dụng, khi thực hiện các giao dịch thì phải thực hiện theo quy định mới. Tất nhiên, khi cấp đổi giấy CNQSDĐ đã cấp cho hộ gia đình thì cơ quan nhà nước phải kiểm tra hồ sơ để xác định thành viên trong hộ gia đình được ghi tên vào giấy CNQSDĐ, tránh tình trạng bỏ sót hoặc ghi thành viên không có quyền sử dụng đất.

Liệu quy định này có gây phiền hà, phát sinh thủ tục cho người dân?

Quy định này không làm phát sinh thêm thủ tục cho người dân mà giảm những rủi ro cho người sử dụng đất, minh bạch về tài sản, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên có chung quyền sử dụng đất trong hộ gia đình.

Theo ông, có thể không cần ghi tên các thành viên vào giấy CNQSDĐ được không?

Quy định tại khoản 5, Điều 6 của Thông tư 33 đã quy định rất rõ, khi cấp giấy CNQSDĐ cho hộ gia đình thì phải ghi tên các thành viên có chung quyền sử dụng đất trong hộ gia đình.

Các thành viên có chung quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất sẽ được ghi tên vào thẻ đỏ kể từ ngày 5/12. (Trong ảnh: trả kết quả cấp thẻ đỏ tại bộ phận một cửa huyện Quảng Điền)

Việc ghi tên các thành viên trong hộ gia đình vào giấy CNQSDĐ có làm ảnh hưởng, hạn chế các quyền lợi của chủ sử dụng đất, đồng thời gây khó khăn cho cơ quan thực thi?

Việc ghi tên các thành viên trong gia đình vào giấy CNQSDĐ không làm ảnh hưởng, hạn chế quyền lợi của chủ sử dụng đất. Nếu giấy CNQSDĐ ghi tên chủ hộ thì khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất, các thành viên phải ký vào hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất; nếu không thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện. Thực ra, đây là các thủ tục lâu nay đã thực hiện nên cơ bản không gây khó khăn cho các cơ quan thực hiện.

Luật đất đai cũng đã quy định rõ về quyền thừa kế của từng hàng thừa kế đối với chủ sử dụng đất. Nên việc ghi tên các thành viên vào giấy CNQSDĐ liệu có cần thiết, trong khi các thành viên sẽ có những biến động và chưa chắc những người được ghi tên trực tiếp đóng góp công sức tạo ra của cải, tài sản này?

Như đã nói ở trên, theo quy định tại khoản 5, Điều 6 của Thông tư 33 khi cấp giấy CNQSDĐ cho hộ gia đình thì chỉ ghi tên các thành viên có chung quyền sử dụng đất trong hộ gia đình. Nếu người sử dụng đất chết thì thực hiện phân chia thừa kế theo quy định của pháp luật.

Sở TN&MT đã có những bước chuẩn bị để hướng dẫn việc thực thi Thông tư 33 tại cơ sở? Dự đoán thời gian đầu triển khai sẽ gặp những khó khăn, trở ngại gì?

Đầu tháng 12 này, Sở TN&MT sẽ tổ chức hướng dẫn thực hiện Thông tư 33 cho văn phòng đăng ký đất đai, các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai và các đơn vị có liên quan. Sở đã đăng tải thông tư này trên trang thông tin điện tử của Sở TN&MT để tổ chức, cá nhân có liên quan biết, thực hiện.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Sở TN&MT sẽ phản ánh về Bộ TN&MT để xem xét, giải quyết.

 Hoài Thương (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Chuyến trở về của cha

Năm tôi 49 tuổi, cha dẫn tôi về Huế. Cha bảo: “Rất có thể đây là chuyến thăm quê cuối cùng”. Gọi là dẫn nhưng thật ra có lúc tôi phải dìu đỡ ông. Ngoài 80, dù đầu óc vẫn còn minh mẫn nhưng các cơ quan hoạt động của người già đã đồng loạt rệu rã. Nhất là từ sau khi mẹ tôi mất, cha như yếu hẳn đi. Nỗi buồn bao giờ cũng là kẻ thù bào mòn sức lực. Cha ăn ít, nói ít, có hôm chỉ tha thẩn ngồi dưới tán cây sộp cổ thụ trước nhà. Hỏi gió máy quá cha ngồi đó làm gì, cha cười, bảo đang trò chuyện với thiên nhiên. Nhưng ông chỉ lắng nghe thôi, nào là tiếng lá rụng, tiếng chim ca, tiếng của con sóc nâu truyền cành ngó đôi mắt láo liên nhìn ông già tóc bạc nhấp chén trà lạt ướp hoa sói trong buổi sáng trời se se lạnh.

Chuyến trở về của cha
Return to top