ClockThứ Hai, 13/02/2017 11:21

Kiềm chế bạo lực học đường

TTH - Khi đề cập đến giáo dục trong thời gian gần đây, một trong những vấn đề được hay nhắc tới là bạo lực học đường. Đây cũng là chủ đề của cuộc hội thảo “Bạo lực học đường- thực trạng và giải pháp” được Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế tổ chức cuối tuần qua.

Thật đau xót khi động từ bạo lực vốn dùng trong chiến tranh hoặc những nơi mà cái ác, sự mông muội còn thắng thế lại xuất hiện ở chốn học đường. Thực trạng trên khiến phụ huynh và xã hội hết sức lo lắng.

Thật ra, chuyện học trò đánh nhau trước đây vẫn từng xảy ra. Song, chủ yếu là nam sinh, xuất phát từ sự nghịch ngợm, hồn nhiên của tuổi trẻ. Bây giờ, nó đã biến thành bạo lực, lại chủ yếu là nữ sinh, xuất phát từ chuyện tranh giành bạn trai, xúc phạm nhau trên facebook hay chỉ vì nó “ngoan” hơn mình, với những hành vi hết sức anh chị, dã man; gây sự căm phẫn trong dư luận.

Nhiều trường hợp nữ sinh bị đánh hội đồng có hoàn cảnh rất đáng thương, phải sống với ông bà, người thân; đáng ra phải được bạn bè cảm thông, giúp đỡ thì lại bị bạn bè cô lập, bạo hành. Dẫn dụ để thấy sự vô cảm, hời hợt đang tồn tại không ít trong chốn học đường hiện nay.

Phần lớn học sinh thời nay đang tận hưởng đời sống vật chất và tinh thần từ những thành tựu to lớn về kinh tế, khoa học kỹ thuật mang lại. Bên cạnh những mặt tích cực vẫn tồn tại không ít tiêu cực. Đó là lối sống thực dụng. Nhiều phụ huynh chỉ lo biết kiếm tiền để đầu tư cho con cái học kiến thức, không quan tâm đến giáo dục đạo đức cho con. Phim ảnh, mạng xã hội và những hành vi “không đẹp” của người lớn cũng tác động không nhỏ đến nhận thức của lớp trẻ…

Tư chất con người được xây dựng cơ bản tại ba môi trường là gia đình, nhà trường và xã hội. Đối với học sinh, môi trường gia đình và nhà trường có vai trò rất quan trọng, nơi định hướng cho các em có những kỹ năng tốt để sống có ích cho đời, góp phần mang lại những điều tốt đẹp cho xã hội.

Con số gần 6.000 người phải nhập viện vì ẩu đả trong dịp tết vừa qua là một minh chứng báo động về sự bạo lực, nó không chỉ dừng lại trong chốn học đường mà đang tràn lan ngoài xã hội. Bác Hồ nói: “Vì hạnh phúc 10 năm trồng cây, vì hạnh phúc 100 năm trồng người”, khẳng định vai trò quan trọng việc ươm mầm tương lai cho đất nước. Tương lai đó là một thế hệ có tri thức không chỉ phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế mà còn phải có văn hóa, giữ gìn và phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc. Kiềm chế bạo lực học đường từ việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh không chỉ làm lành mạnh môi trường học đường hôm nay mà còn rất hữu ích cho xã hội mai sau.

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phòng, chống bạo lực học đường: Nhà trường và gia đình cần theo sát con trẻ

Bạo lực học đường thực sự luôn rình rập, hiện hữu ở bất cứ ngôi trường nào. Ngoài những học sinh cá biệt, có xu hướng bạo lực thì nhiều hành vi bạo lực xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của học sinh. Các con chỉ nghĩ đơn giản “dọa cho bạn sợ” chứ không lường được những hậu quả, tổn thương tâm lý mà mình gây ra cho bạn học...

Phòng, chống bạo lực học đường Nhà trường và gia đình cần theo sát con trẻ
Phòng ngừa bạo lực học đường

Ngày 4/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức tập huấn sử dụng tài liệu về phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em cho cán bộ quản lý, giáo viên. Buổi tập huấn được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Phòng ngừa bạo lực học đường
Truyền thông phòng, chống HIV/AIDS trong học đường

Từ ngày 18/9 đến 5/10, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Sở Y tế tổ chức tập huấn truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho các trường trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn tỉnh.

Truyền thông phòng, chống HIV AIDS trong học đường
Đẩy lùi bạo lực gia đình

Hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp đã và đang có nhiều hoạt động để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) trên cơ sở giới, các hoạt động vì phụ nữ yếu thế.

Đẩy lùi bạo lực gia đình
Bồi dưỡng kỹ năng tư vấn tâm lý học đường

Chuẩn bị cho năm học 2024-2025, trong 2 ngày 27-28/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên triển khai công tác xã hội và tư vấn tâm lý trong các cơ sở giáo dục.

Bồi dưỡng kỹ năng tư vấn tâm lý học đường
Return to top