ClockThứ Tư, 05/06/2013 05:23

Kiểm chứng thông tin

TTH - Theo kế hoạch, vào ngày 10/6 tới đây, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm 49 chức danh do QH, HĐND bầu và phê chuẩn. Sự kiện này đã thu hút sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước khi đây là việc không những chưa có tiền lệ ở nước ta mà còn chưa có tiền lệ trên thế giới.

Đây cũng là một kỳ họp mà ở đó, các đại biểu sẽ được lấy tín nhiệm kép khi cử tri cả nước sẽ xem xét và đánh giá cách mà đại biểu của họ lựa chọn và bỏ phiếu như thế nào. Chính vì thế, ngoài việc nghiên cứu hồ sơ, thẩm định báo cáo để nghiên cứu, đánh giá khách quan trọng trách và hoạt động thực tiễn của những người được lấy phiếu tín nhiệm, điều mà mỗi đại biểu cần là phải tham khảo thêm thông tin từ nhiều nguồn, nhiều kênh khác nhau để có một cái nhìn chính xác, đầy đủ, trung thực, khách quan, công bằng. Chỉ khi có đủ thông tin, các đại biểu mới có thể đánh giá chính xác và thể hiện được quan điểm, chính kiến cũng như trách nhiệm lớn lao của mình trước Quốc hội, trước nhân dân.

Có rất nhiều câu hỏi đã được phóng viên các cơ quan báo chí đặt ra cho các đại biểu Quốc hội xung quanh vấn đề này. Điều đó cho thấy, dư luận và cử tri nói chung đang rất quan tâm đến việc đại biểu của họ sẽ lọc và kiểm chứng thông tin như thế nào để thể hiện vai trò, trách nhiệm của của mình thông qua lá phiếu. Đây cũng là điều dễ hiểu khi nguồn thông tin về một sự kiện, vấn đề hay một cá nhân nào đó hiện đang được thể hiện ở rất nhiều góc độ khác nhau, trên nhiều kênh thông tin khác nhau và điều cơ bản là, không phải thông tin nào cũng đúng, cũng chính xác mà sự lệch chuẩn và cố tình lệch chuẩn về một cá nhân nào đó, sự việc nào đó vẫn dễ dàng tìm thấy, nhiều nhất là trên các trang mạng xã hội.
 
Tất nhiên là kiến thức, trình độ, vị trí và vai trò của mỗi cá thể là khác nhau khi tự mình lượng giá và kiểm chứng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Và suy cho cùng, theo như ý kiến của đại biểu Dương Trung Quốc, mục tiêu lấy phiếu là làm cho mọi người nghĩ đến trách nhiệm nhiều hơn. Nhất là khi điều này một lần nữa xác lập niềm tin của người dân vào vai trò giám sát của các đại biểu Quốc hội.
Hạnh Nhi
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời

Cách đây 80 năm, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (nay thuộc hai xã Tam Kim và Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời
Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP. Huế

Sáng 21/12, UBND TP. Huế tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố nhân dịp Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).

Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP Huế
80 năm trước quân đội ta ra đời

Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, đúng 17 giờ chiều ngày 22/12/1944, tại núi Slam Cao, trong khu rừng Trần Hưng Đạo, nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, đồng chí Võ Nguyên Giáp được Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức lãnh đạo và chỉ huy, đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, đồng thời vạch rõ nhiệm vụ của Đội đối với Tổ quốc.

80 năm trước quân đội ta ra đời
Return to top