ClockThứ Hai, 20/05/2024 15:28
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV:

Kiến nghị của cử tri Thừa Thiên Huế đã được tiếp thu, giải quyết

TTH.VN - Nhiều kiến nghị của cử tri Thừa Thiên Huế gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khoá XV đã được Quốc hội, các cơ quan liên quan tiếp thu và trả lời. Đó là những kiến nghị liên quan đến vấn đề về y tế, giáo dục, giao thông vận tải, nông nghiệp…

Toàn văn phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XVCủng cố niềm tin của Nhân dânHôm nay khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Ảnh: quochoi.vn

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, tại Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày sáng 20/5 cho thấy, thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri của các đại biểu Quốc hội, đã có 2.216 kiến nghị được tổng hợp chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Kiến nghị của cử tri liên quan đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó, một số lĩnh vực được nhiều cử tri quan tâm như: Lao động, thương binh và xã hội; y tế; giao thông vận tải; giáo dục - đào tạo; nông nghiệp, nông thôn. Đến nay, có 2.210 kiến nghị đã được giải quyết, trả lời cử tri, đạt 99,7%.

Đối với các kiến nghị của cử tri Thừa Thừa Thiên Huế, các Bộ, ngành Trung ương cũng đã có văn bản trả lời cụ thể. 

Điển hình như việc cử tri phản ánh quá trình khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế (BHYT) và nâng cao chất lượng điều trị tại các bệnh viện thông qua Quỹ BHYT hiện nay vẫn còn bất cập. Trong khi Quỹ BHYT liên tục kết dư hàng năm rất lớn, nhưng người dân không được điều trị bằng thuốc mới, thuốc tốt do không nằm trong danh mục thuốc được Quỹ BHYT chi trả.  

Thông tin về phản ánh này, Bộ Y tế cho biết, hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng với mức phí đóng BHYT. Bên cạnh đó, danh mục thuốc BHYT tại Việt Nam được ghi dưới dạng tên hoạt chất/thành phần, không ghi hàm lượng, dạng bào chế và tên thương mại. Như vậy, việc lựa chọn thuốc thành phẩm được Quỹ BHYT thanh toán tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không bị giới hạn bởi chủng loại thuốc với giá rẻ hay đắt, thuốc nội hay thuốc ngoại. Căn cứ vào mô hình bệnh tật, nhu cầu khám chữa bệnh và khả năng chi trả của Quỹ Bảo BHYT, cơ sở khám chữa bệnh xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại đơn vị đề mua sắm lựa chọn thuốc thành phẩm phù hợp.

Bộ Y tế cho rằng, danh mục thuốc thuộc phạm vi chi trả của Quỹ BHYT hiện nay đã bao phủ các thuốc điều trị đầy đủ ở các chuyên khoa cả trong lĩnh tân dược và thuốc y học cổ truyền, đáp ứng tương đối đầy đủ, toàn diện nhu cầu sử dụng thuốc, phù hợp với khả năng chi trả của Quỹ BHYT.

 Cử tri Thừa Thiên Huế mong muốn điều chỉnh lại quy định bán tài sản công trên đất để tạo thuận lợi cho các địa phương trong việc thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội

Liên quan đến quy định bán tài sản trên đất, trả lời kiến nghị của cử tri Thừa Thiên Huế về mong muốn điều chỉnh lại quy định để đảm bảo tạo thuận lợi cho các địa phương trong việc thu hút các dự án đầu tư nhằm phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính thông tin: Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017, Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ đã quy định cụ thể về việc bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi sắp xếp lại, xử lý nhà, đất.

Trong quá trình triển khai thực hiện việc bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất còn có một số nội dung cần nghiên cứu, hoàn thiện chính sách để đảm bảo phù hợp với thực tiễn. Vì vậy, Bộ Tài chính đã chủ động nghiên cứu để báo cáo Chính phủ sửa đổi một số nội dung tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP và nghiên cứu xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 167/2017/NĐ-CP, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP, trong đó có sửa đổi một số nội dung về bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và xử lý tài sản công.

Về kiến nghị liên quan đến vấn đề các ban quản lý rừng không có lực lượng chuyên trách dẫn đến việc quản lý, tuần tra, xử phạt gặp nhiều khó khăn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sẽ cùng các bộ, ngành, địa phương đánh giá nghiên cứu báo cáo và đề xuất với Quốc hội, Chính phủ xem xét….

Báo cáo Kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV cũng cho thấy, mốt số kiến nghị của cử tri Thừa Thiên Huế đang được nghiên cứu xem xét, giải quyết. Đó là phản ánh về một số biển báo giới hạn tốc độ lưu thông trên đoạn Quốc lộ 1A từ ngã ba đường tránh vào TP. Huế đặt ở vị trí khuất tầm nhìn do cây cối không được phát quang. Về vấn đề này Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo hoàn thành việc phát quang cây cối để đảm bảo tầm nhìn cho người điều khiển phương tiện giao thông, các biển báo không còn bị che khuất.

Ngoài ra, kiến nghị xem xét mở rộng đối tượng hỗ trợ ở độ tuổi nhà trẻ nhằm tạo điều kiện thu hút trẻ đến trường, bảo đảm tốt công tác giáo dục mầm non trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất các chính sách cho trẻ em nhà trẻ tại Nghị định thay thế Nghị định số 116: “Nghị định quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển, hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách”. Nghị định đã được trình Chính phủ xem xét, ban hành.

LÊ THỌ
ĐÁNH GIÁ
2
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV:
Chính sách đặc thù khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương

Tiếp tục Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, ngày 31/5, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Chính sách đặc thù khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV:
Ngày 25/5, Quốc hội thảo luận về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết 43

Theo chương trình, sáng 25/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết số 43 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Ngày 25 5, Quốc hội thảo luận về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết 43
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV:
Cần xác định cơ quan quản lý của lưu trữ dự phòng

Đó là đề nghị của Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thị Sửu. “Lưu trữ dự phòng được thực hiện đối với tài liệu có giá trị đặc biệt, tài liệu lưu trữ vĩnh viễn có nguy cơ bị hư hỏng nặng. Như vậy, công tác lưu trữ dự phòng không kém phần quan trọng so với công tác lưu trữ lịch sử. Tuy nhiên, ở khoản 4, Điều 22 lại không xác định cụ thể cơ quan quản lý lưu trữ dự phòng; hiện đang quy định chung là cơ quan quản lý lưu trữ tài liệu, đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung”, bà Sửu nêu ý kiến.

Cần xác định cơ quan quản lý của lưu trữ dự phòng
Return to top