ClockThứ Hai, 15/04/2013 05:45

Lề lối và chất lượng công việc

TTH - Đây vẫn được xem là một trong những vấn đề nổi cộm trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Điều này thể hiện trong các góc độ của việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính nhà nước của cán bộ, công chức, viên chức chưa cao. Đó là nguyên nhân, đồng thời cũng là hệ quả của những tồn tại kéo dài của chất lượng tham mưu và hiệu quả công việc, của các hiện tượng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho công dân, tổ chức và doanh nghiệp. Trong đó, biểu hiện rõ nhất, cụ thể nhất là tình trạng cán bộ, công chức, viên chức sử dụng thời gian trong giờ hành chính vào việc riêng như đi muộn về sớm, dùng máy tính, điện thoại của cơ quan vào những việc không liên quan đến công việc; uống rượu bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa...

Những điều này thoạt nghe tưởng chừng có vẻ dễ được thông cảm bỏ qua nhưng khi nó trở thành một thói quen, một lề lối thì không thể chấp nhận được, nhất là khi nó ảnh hưởng đến chất lượng công việc, đến hình ảnh cán bộ, công chức, viên chức và sự vận hành của cả một bộ máy. Từ đó, có những tác động tiêu cực đến cái nhìn và sự đánh giá của người dân.

Bên cạnh sự chấn chỉnh mang tính vĩ mô của Chính phủ, UBND tỉnh cũng đã có Chỉ thị số 51/2012/CT-UBND ngày 28/12/2012 để tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn với 9 nội dung cụ thể. Trong đó, nội dung đầu tiên là nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc tại cơ quan, đơn vị với những yêu cầu về quản lý và sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác cụ thể, bảo đảm trang thiết bị, phương tiện và điều kiện làm việc... Điểm đáng lưu ý ở đây là phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy định về sử dụng thời gian làm việc, về kỷ luật lao động và không xét khen thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm điều này. Điều 5 của Chỉ thị này cũng ghi rõ việc không sử dụng thời gian làm việc vào việc riêng như tụ tập đi ăn sáng, uống cafe, không hút thuốc lá nơi công sở, không sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc và ngày trực...
 
Có thể ghi nhận được sự chuyển động trong việc thực thi các quy định này, nhất là khi các cơ quan, các đơn vị huyện, thị, thành phố cũng đã có văn bản triển khai. Tuy nhiên, đây cũng mới là sự chuyển động, còn để thay đổi, nhất là thay đổi cả một thói quen, một cách thức, một lề lối... có lẽ cần phải có thời gian, có quá trình. Chúng tôi nói điều này bởi lẽ, kể từ khi có Chỉ thị 51 của UBND tỉnh đến nay, vẫn có sự “vận dụng” chưa hợp lý thời gian trong giờ làm việc; vẫn còn có tình trạng uống rượu bia và đồ uống có cồn trong giờ nghỉ trưa của ngày làm việc và ngày trực. Phát biểu về vấn đề này tại Hội nghị Tỉnh uỷ vừa qua, ông Trần Xuân Bình, Bí thư Huyện uỷ Nam Đông cho rằng, việc thực hiện chỉ thị vẫn chưa nghiêm túc, 7h30 đến 8h sáng vẫn có cán bộ ngồi ở quán cafe... Đây cũng không phải là hiện tượng cá biệt ở bất cứ địa phương nào. Vì thế, việc thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 51 cần gắn với hành vi ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; gắn với việc thực hiện văn hoá công sở và gắn với việc nêu gương nữa...
Hạnh Nhi
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời

Cách đây 80 năm, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (nay thuộc hai xã Tam Kim và Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời
Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP. Huế

Sáng 21/12, UBND TP. Huế tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố nhân dịp Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).

Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP Huế
80 năm trước quân đội ta ra đời

Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, đúng 17 giờ chiều ngày 22/12/1944, tại núi Slam Cao, trong khu rừng Trần Hưng Đạo, nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, đồng chí Võ Nguyên Giáp được Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức lãnh đạo và chỉ huy, đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, đồng thời vạch rõ nhiệm vụ của Đội đối với Tổ quốc.

80 năm trước quân đội ta ra đời

TIN MỚI

Return to top