ClockThứ Hai, 13/07/2020 15:26

Luật cần hướng tới việc nâng tầm lao động Việt Nam ở nước ngoài

Lao động Việt Nam ra nước ngoài hiện chủ yếu là công việc giản đơn. Do đó, luật cần có chính sách định hướng đến trình độ cao hơn.

Điều kiện cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoàiBộ LĐ-TB-XH: Anh chưa cấp giấy phép lao động cho lao động phổ thông VNBHXH bắt buộc đối với NLĐ nước ngoài

Sáng 13/7, tại phiên họp thứ 46, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi).

Hướng đến lao động trình độ cao hơn

Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, dự thảo cần toát lên được kỳ vọng tạo ra được thị trường lao động cạnh tranh lành mạnh, tăng cường công tác quản lý nhà nước và lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có kỹ năng. “Ra nước ngoài, tôi thấy dân mình lao động rất khổ, như ở Trung Đông chẳng hạn, nắng như thế mà phải lao động ngoài đường rất cực, hay ở Malaysia, phải trèo lên hái dừa rất khổ”, ông Phúc nêu thực tế.

Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu băn khoăn về chính sách của Nhà nước với người lao động theo hợp đồng. “Phiên họp trước, UBTVQH đưa ra tư duy mang tính chất chiến lược, rằng khi đất nước phát triển thì lực lượng lao động cũng phải nâng lên một tầm nào, không phải như cách đây 10 đến 15 năm, thiếu việc làm, bôn ba đi tìm việc. Cần có chính sách đủ mạnh, đủ đúng để nguồn nhân lực đi lao động nước ngoài có trình độ cao hơn”.

Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu

Ông Phan Thanh Bình – Chủ nhiệm Uỷ ban VH-GD-TN-TN-NĐ cũng đặt vấn đề, để có lực lượng đi lao động trình độ cao hơn thì chính sách thế nào cũng cần phải tính kỹ để thể hiện trong luật.

Với lực lượng khá đông học sinh, sinh viên đang học ở nước ngoài, nên chăng cần thu hút họ vào diện lao động theo hợp đồng. Rồi vấn đề chính sách sử dụng những người sau khi lao động ở nước ngoài trở về cũng cần tính toán kỹ.

Phát biểu tại phiên thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý, luật quy định rất rõ là đối tượng đi làm việc ở nước ngoài “theo hợp đồng” chứ không phải lao động tự do, thăm thân hay du học kết hợp làm việc. Kể cả chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài cũng không phải thuộc đối tượng của luật này mà có thể theo nhiều hình thức khác như thực hiện hợp định giữa Việt Nam với các nước.

Có giao cho Trung tâm việc làm?

Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội Nguyễn Thuý Anh cho biết, một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc kỹ hơn về đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan chuyên môn ở các tỉnh, thành thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.

Các địa phương đã thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế có liên quan đến đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài được Ủy ban khảo sát, lấy ý kiến thì đều giao cho Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội thực hiện.

"Vì vậy, đa số Thường trực Ủy ban thống nhất tiếp thu theo hướng quy định đơn vị sự nghiệp đó là Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch UBND cấp tỉnh thành lập; đồng thời, sửa đổi Điều 38 của Luật Việc làm để bổ sung nhiệm vụ này cho Trung tâm dịch vụ việc làm, không phát sinh thêm tổ chức, bộ máy” – bà Nguyễn Thuý Anh cho biết, tuy nhiên, vẫn còn ý kiến đề nghị cân nhắc thêm việc giao cho Trung tâm dịch vụ việc làm đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Giải trình thêm về nội dung này, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, bản chất đó là đơn vị sự nghiệp do UBND, chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp thành lập, hoặc giao cho Sở LĐ-TB-XH quản lý. Các địa phương đều giao Trung tâm dịch vụ việc làm giúp UBND thực hiện quản lý, đưa người đi và theo dõi quá trình hoạt động.

Bộ trưởng Dung khẳng định, kinh phí của Trung tâm do UBND cấp và trung tâm này không thu kinh phí, không thu tiền môi giới của người lao động. Tuy nhiên, nếu giao cho doanh nghiệp, họ lại thu tiền của người lao động. Vì thế, nhiệm vụ này giao cho các trung tâm là mang tính đặt hàng, giao thêm việc nhưng không làm phát sinh bộ máy mới.

Tuy nhiên, theo Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, lập luận của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chưa thỏa đáng vì về mặt chuyên môn, Sở LĐTB&XH quản lý chứ không phải không giao cho Trung tâm thì Chủ tịch UBND tỉnh không biết giao cho ai. Hơn nữa, để đưa người lao động đi thì cũng phải đào tạo, thu phí chứ không phải không.

Về phần mình, Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh nói thêm, các Trung tâm dịch vụ việc làm tồn tại do Chủ tịch UBND cấp tỉnh thành lập, được thực hiện đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo dạng hợp đồng, không phải mang tính cạnh tranh mà để thực hiện các thỏa thuận theo điều ước quốc tế đã cam kết.

Theo VOV

 

 

 

 

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10

Tiếp nối thành công 9 năm, Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu tiếp tục phối hợp với các tổ chức, cá nhân, Hội đoàn, cộng đồng kiều bào, các nhà trí thức, khoa học và bạn bè quốc tế tổ chức trực tiếp và trực tuyến Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu 2024 với chủ đề “Hoà bình - Di nguyện của tổ tiên”.

Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10

TIN MỚI

Return to top