ClockThứ Năm, 23/05/2019 20:52

Luật cần quy định cụ thể, tránh trùng lắp, chồng chéo, trong hoạt động kiểm toán

TTH.VN - Chiều 23/5, thảo luận ở tổ về Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Chí Tài cho rằng, các quy định trong luật cần chặt chẽ, bảo đảm công tác mật và tránh trùng lắp, chồng chéo trong hoạt động kiểm toán.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: Cần những giải pháp chiến lược, tạo niềm tin trong nhân dânKhai mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: Tạo sự thống nhất cao để có những quyết sách đúng đắn, hợp lòng dânHôm nay, khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIVTiếp xúc cử tri Nam Đông, Hương Trà chuẩn bị cho kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV

Đại biểu Nguyễn Chí Tài phát biểu thảo luận chiều 23/5. Ảnh: Tấn Trọng

Bảo đảm công tác mật

Khoản 4 Điều 1, sửa đổi khoản 4 Điều 14: Tại Khoản 4 quy định: “Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành thông tư liên tịch với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để quy định phối hợp trong công tác phòng, chống tham nhũng”.

Tuy nhiên, theo Khoản 8 Điều 4, Điều 25 và Điều 26 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định: Tổng Kiểm toán Nhà nước chỉ được ban hành quyết định để quy định chuẩn mực kiểm toán Nhà nước, quy trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thông tư liên tịch để quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan này trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng pháp luật năm 2015, đề nghị ban soạn thảo cân nhắc nghiên cứu về nội dung này.

Về nội dung thứ 2, tại Khoản 6 Điều 1 Dự thảo Luật quy định: “Khi thực hiện kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước có quyền truy cập vào dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán và dữ liệu quốc gia, yêu cầu đơn vị được kiểm toán, tổ chức, cá nhân có liên quan cùng truy cập phần mềm ứng dụng của đơn vị để khai thác, thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm toán.”

"Cá nhân tôi rất băn khoăn về điều luật này vì Điều 16 xác minh thông tin về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính nghị định giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính quy định Cơ quan có thẩm quyền khi kiểm tra, thanh tra, điều tra theo pháp luật chuyên ngành thông qua: Quan sát tại chỗ trên hệ thống thông tin kết quả truy vấn thông tin do cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện; Sử dụng tính năng truy vấn thông tin về chứng từ điện tử bằng phương tiện điện tử do chủ quản hệ thống thông tin cung cấp", ông Tài nói.

Việc mà chúng ta quy định các thành viên của Đoàn kiểm toán là kiểm toán viên nhà nước liên quan được truy cập phần mềm ứng dụng của các đơn vị kiểm toán thì theo tôi nó có đảm bảo công tác bảo mật theo đúng Luật bảo vệ bí mật nhà nước và Luật công nghệ thông tin hay không? Chúng ta phải cần cân nhắc thêm.

Tránh chồng chéo trong hoạt động kiểm toán

Các đoàn đại biểu quốc hội thảo luận tổ về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước. Ảnh: Tấn Trọng

Về vấn đề thứ ba, tôi thống nhất rất cao ý kiến của đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng). Tôi thấy điều 64a trong trách nhiệm của các cơ quan thanh tra, kiểm tra thì có 2 khoản, trong đó có khoản 2: “Trước khi báo cáo Quốc hội, Kiểm toán nhà nước chủ trì, phối hợp với Thanh tra Chính phủ xây dựng kế hoạch kiểm toán hằng năm để tránh chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động kiểm toán, thanh tra.”

Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính Ngân sách thì hiện nay chỉ có Kiểm toán Nhà nước với Thanh tra chỉ mới ban hành quy chế phối hợp, trong quá trình triển khai thực hiện cũng chưa đánh giá lại kết quả hoạt động, chưa đánh giá được mặt được, những mặt tồn tại hạn chế mà chúng tôi thấy rằng trong quá trình triển khai thực hiện thì nguyên nhân chủ yếu của tình trạng chồng chéo là trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra là do quy định về nội dung kiểm toán hiện nay là quá rộng và dẫn đến một số cuộc kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động đang có sự giao thoa nhất định.

Ngoài ra, quy định về chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền của kiểm toán nhà nước về thanh tra vẫn còn nhiều bất cập chưa phân rõ được giữa thẩm quyền 2 cơ quan này, đặc biệt là giữa kiểm toán và thanh tra thì chúng ta thấy rằng vẫn còn nhiều khó khăn, chính vì vậy chúng tôi cũng đề nghị đánh giá lại nội dung hoạt động này để triển khai thực hiện.

Hiện nay chúng tôi thấy rằng, tại khoản 12, Điều 1 sửa đổi bổ sung Điều 71 thì có quy định về xử lý vi phạm pháp luật về kiểm toán nhà nước tuy nhiên đối chiếu với Luật xử lý vi phạm hành chính, thì trong này có 2 nội dung: nội dung thứ nhất về thẩm quyền quy định tại khoản 1 điều 24 quy định về mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước không quy định ở lĩnh vực kiểm toán; thứ 2, Tổng Kiểm toán nhà nước không có quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính. Vì vậy đề nghị ban soạn thảo cũng nghiên cứu cân nhắc vấn đề này.

Thái Bình (ghi)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị các ủy ban chủ trì thẩm tra khẩn trương phối hợp với cơ quan hữu quan hoàn chỉnh báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo luật, nghị quyết bảo đảm chất lượng, sớm gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, bảo đảm đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu trước khi biểu quyết thông qua.

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua

TIN MỚI

Return to top