ClockThứ Sáu, 28/06/2013 16:15

Mạnh tay với xe quá tải

TTH - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh, từ ngày 1-6 vừa qua, Sở Giao thông- Vận tải và Công an tỉnh phối hợp ra quân kiểm tra tải trọng bằng cân điện tử trên các tuyến quốc lộ, đường tránh phía tây, đường tỉnh, đường vành đai, các huyện, thị và TP Huế nhằm chấn chỉnh tình trạng xe quá tải đang hoành hành, góp phần kéo giảm tai nạn giao thông, bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, an toàn hàng hóa, phương tiện cho doanh nghiệp, bảo vệ hạ tầng giao thông đường bộ. 

Thực tế hiện nay, việc các phương tiện vận tải chở hàng quá tải đã trở thành tiền lệ xấu và diễn ra khá phổ biến, thậm chí có những xe chở quá tải ở mức trên 100%. Tại Thừa Thiên Huế, tình trạng này cũng không phải là ngoại lệ. Khi tham gia giao thông, chúng ta luôn bắt gặp những xe tải chở vật liệu xây dựng, đất đá san lấp mặt bằng chạy ầm ầm; xe chở gỗ rừng trồng chất cao ngất, dài vượt cả thùng xe... Hệ luỵ của tình trạng trên, không chỉ gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông thảm khốc, thiệt hại hàng hoá, hư hỏng phương tiện mà hạ tầng giao thông cũng bị xuống cấp nhanh chóng. Đơn cử như tuyến đường tránh phía tây Huế, được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, đưa vào sử dụng năm 2003, khai thác được thời gian ngắn hư hỏng nặng. Nguyên nhân của tình trạng trên, ngoài việc nền đường mới, chất lượng công trình chưa đảm bảo, còn có “công lớn” của các xe quá tải. Không chỉ các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, ngay cả các tuyến đường bê tông liên xã, liên thôn hiện cũng bị xuống cấp nhanh chóng do các xe chở vật liệu xây dựng tàn phá... Biện minh cho việc chở hàng quá tải của mình, lái xe đưa ra nhiều lý do “rất đáng thông cảm” như: Không chạy, chủ xe cho nghỉ việc; không nhận chở sẽ mất mối; thêm tải để bù đắp giá xăng dầu tăng, chi phí làm “luật” dọc đường... Nhưng thực chất của việc vi phạm không ngoài mục đích tăng lợi nhuận cho chủ xe, lái xe, còn hậu quả thì cả xã hội phải gánh chịu. Bởi nói cho cùng, mọi chi phí Nhà nước đầu tư khắc phục hạ tầng giao thông đều từ những đồng tiền thuế của nhân dân đóng góp.

 

Kiên quyết với nạn xe quá tải là việc làm cần thiết và được xã hội đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, làm như thế nào để đạt hiệu quả cao, giải quyết triệt để tình trạng trên là điều cần được xem xét thấu đáo và phù hợp. Thực tế ở TP Hồ Chí Minh mới đây, khi ngành chức năng lập trạm kiểm tra trên tuyến đường vào cảng Cát Lái, cả tuyến trở nên vắng vẻ, nhưng đến tối, khi lực lượng chức năng rút đi lại diễn ra cảnh tắc đường do các xe tải chen nhau vào cảng. Vì vậy, trước hết, việc kiểm tra tải trọng xe cần tiến hành một cách toàn diện, thường xuyên, lâu dài và đồng bộ trên toàn quốc, nếu không sẽ chẳng khác nào “bắt cóc bỏ dĩa”, sinh nhiều tiêu cực.

 

Thứ hai, cần áp dụng chế tài xử phạt cả lái xe lẫn chủ xe và chủ hàng mới có tác dụng răn đe đồng bộ, nếu cứ cảnh “trăm dâu đổ đầu... lái xe” thì không thể ngăn chặn tận gốc vấn nạn trên.

 

Thứ ba, cần ngăn chặn vi phạm ngay từ gốc, đó là những cảng cung cấp, xếp dỡ hàng hoá, nếu không sẽ gây khó cho cả chủ hàng, lái xe và lực lượng làm công tác xử lý, bởi thiếu phương tiện hạ tải, kho bãi để bảo quản hàng hoá, nhất là với trường hợp xe chở container hàng hóa xuất nhập khẩu nguyên đai, nguyên kiện đã kẹp siu chì của hải quan thì không thể hạ tải dọc đường được.

Hoàng Giang
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời

Cách đây 80 năm, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (nay thuộc hai xã Tam Kim và Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời
Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP. Huế

Sáng 21/12, UBND TP. Huế tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố nhân dịp Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).

Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP Huế
80 năm trước quân đội ta ra đời

Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, đúng 17 giờ chiều ngày 22/12/1944, tại núi Slam Cao, trong khu rừng Trần Hưng Đạo, nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, đồng chí Võ Nguyên Giáp được Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức lãnh đạo và chỉ huy, đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, đồng thời vạch rõ nhiệm vụ của Đội đối với Tổ quốc.

80 năm trước quân đội ta ra đời

TIN MỚI

Return to top