ClockThứ Ba, 31/01/2012 05:20

Mùa xuân là Tết trồng cây

TTH - Trong dịp đầu năm mới Nhâm Thìn, tôi có chuyến du xuân về vùng cát Quảng Lợi, Quảng Thái (Quảng Điền) và Phong Chương (Phong Điền). Làng quê bây giờ đổi thay nhanh thật. Các trường học, trạm y tế được tầng hóa; đường giao thông liên thôn, xóm được bê tông hóa; nhiều ngôi nhà mới xây còn thơm mùi vôi ve… Nhưng ấn tượng nhất khi qua vùng cát trắng này là những hàng bạch đàn, keo xanh mướt dọc theo tỉnh lộ 4 và các tuyền đường làng, bờ bao quanh đồng ruộng. Ở vùng cát đầy nắng gió này, cây cối cũng khác lạ so với các vùng quê khác. Những hàng cây tuy nghiêng ngả chẳng khác gì cây thế, nhưng vẫn vững trãi chống lại gió cát bảo vệ xóm làng, đồng ruộng. Làng quê thanh bình không thể thiếu những hàng cây xanh như thế này…

Miên man theo chuyến du xuân đầu năm, tôi càng thấm thía ý nghĩa của việc trồng cây gây rừng. Còn nhớ, hơn 50 năm trước, dù đất nước đang còn chiến tranh, Bác Hồ đã phát động ngày “Tết trồng cây” với mong muốn: Trong mười năm, đất nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp hơn, khí hậu điều hòa hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân. Lời kêu gọi “Tết trồng cây” của Bác đã được sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân cả nước, trở thành một phong trào quần chúng sâu rộng, một nét đẹp trong văn hóa truyền thống Việt Nam.

 
Từ đó đến nay, cứ mỗi dịp xuân về, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân lại hưởng ứng thực hiện Tết trồng cây do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động. Hưởng ứng Tết trồng cây năm nay, ngày mồng 5 Tết, tỉnh ta phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại Khu tưởng niệm Anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ - Quang Trung ở Núi Bân, phường An Tây, TP Huế. Năm nay, toàn tỉnh phấn đấu trồng và chăm sóc tốt 5 nghìn hécta rừng tập trung và trên 400 nghìn phân tán, cây xanh các loại. Riêng TP Huế cũng chủ trương trồng chủ yếu các loại cây như: sấu, phượng vỹ, bằng lăng, hoa sữa và các cây bóng mát trên các tuyến đường và các điểm công cộng, khu dân cư... Trồng cây gây rừng là trách nhiệm cả xã hội và mọi người đều có thể tham gia. Người có đất có thể trồng rừng; người có vườn có thể trồng trong vườn nhà; ở thành phố có thể trồng trong các khuôn viên trường học, công trình công cộng; ở nông thôn có thể trồng ở các đường làng, ngõ xóm, bờ bao… Việc trồng cây sẽ đem lại rất nhiều lợi ích, từ trồng rừng kinh tế, lấy gỗ đến việc tạo bóng mát, góp phần làm xanh-sạch-đẹp cảnh quan, môi trường từng khu vực. Không những thế, việc tham gia trồng cây cũng là một cách giáo dục hiệu quả với lớp trẻ trong việc tham gia bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu. Hưởng ứng Tết trồng cây chính là hành động thiết thực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Hoàng Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng:
Huế phải lấy nền tảng văn hóa, con người để trở thành nguồn lực

Chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), ngày 5/11, ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã đến dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (ĐĐKTDT) tại tổ dân phố 11, phường Kim Long, TP. Huế.

Huế phải lấy nền tảng văn hóa, con người để trở thành nguồn lực
Khẩn trương sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở

Trước tình hình mưa lớn, nguy cơ sạt lở và ngập lụt sâu, trong sáng 5/11, các địa phương của huyện Phú Lộc đã triển khai sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ cao về sạt lở, rào chắn cảnh báo các vị trí ngập lụt sâu.

Khẩn trương sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở

TIN MỚI

Hỗ trợ thiết kế hộp quà tặng doanh nghiệp in logo
Return to top