ClockThứ Tư, 31/08/2022 07:28

Mức độ “sẵn sàng lãng phí”!

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát của Quốc hội liên quan việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 với Bộ Tài chính, những con số tiết kiệm được Bộ Tài chính nêu ra không khỏi làm cho chúng ta băn khoăn. Nếu công tác giám sát không tốt, có thể cả hàng trăm ngàn tỷ đồng bị lạm dụng. Cụ thể theo thống kê của Bộ Tài chính như sau: “Giai đoạn 2016-2021, tổng số tiết kiệm kinh phí ngân sách, vốn Nhà nước là 350 nghìn tỷ đồng; giảm giá trị đề nghị quyết toán 27,7 nghìn tỷ đồng qua thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành sử dụng vốn Nhà nước”. Đấy là con số chưa chi, không chi. Còn con số chi rồi kiến nghị thu hồi là “181.000 tỷ đồng, thu hồi 7.675ha đất”!

Những số liệu nói trên cho chúng ta thấy mức độ “sẵn sàng lãng phí” của hệ thống sử dụng ngân sách là rất lớn.

Một câu hỏi đặt ra là ai có quyền trong mức độ "sẵn sàng lãng phí" này? Chắc chắn là những người “trong cuộc”. Hay nói cụ thể hơn là những người đang thụ hưởng ngân sách. Nhưng không phải bất kỳ ai hưởng ngân sách cũng “tham gia” vào sự lãng phí được, mà là những người có quyền quyết định chi ngân sách. Nói thẳng ra, đó là những người đầu ngành, đầu cơ quan, đơn vị… Làm gì những người làm công ăn lương có quyền quyết định chi ngân sách được phân bổ mà chính là người đứng đầu, tức là chủ tài khoản. Đối với các công trình, chẳng hạn là những người đứng đầu chủ đầu tư.

Như vậy, chúng ta có thể chỉ ra chủ thể cần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chính là những người tham gia quản lý ngân sách và cả thụ hưởng ngân sách. Điều này cũng có nghĩa là phải làm tốt công tác cán bộ. Từ công tác chọn lựa cán bộ đến giáo dục đào tạo, thậm chí là xây dựng các cơ chế “răn đe” vi phạm. Đã cán bộ quản lý mà khi có cơ hội là “sẵn sàng lãng phí” là cần phải xem xét lại công tác cán bộ.

Mới nhìn qua công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thôi chúng ta đã thấy, hệ thống cán bộ quản lý của chúng ta có vấn đề!

Một câu hỏi nữa là tại vì sao họ không tiết kiệm và chống lãng phí?

Có thể có nhiều lý do nhưng có một lý do quan trọng, đó là việc hưởng lợi từ hành vi này. Thói thường, không có lợi mà đặc biệt là lợi ích kinh tế thì họ có rất ít động lực để làm. Ví dụ chỉ việc phê duyệt quyết toán các dự án hoàn thành (sử dụng bằng vốn ngân sách Nhà nước), Bộ Tài chính đã chỉ ra “giảm giá trị đề nghị quyết toán là 27,7 nghìn tỷ đồng”. Hiểu ngược lại là những người có trách nhiệm thực hiện dự án mong muốn chi thêm chừng ấy số tiền từ ngân sách. Chúng ta nói tính chất “sẵn sàng lãng phí" là vậy. Rõ ràng ở đây, nếu công tác giám sát không tốt thì cũng đồng nghĩa với việc mất thêm ngân sách, tức là có một ai đó sẽ được hưởng từ nguồn mất ngân sách này. Đây chính là động lực kinh tế để họ "sẵn sàng" lãng phí.

Giờ là lúc không phải đợi đến lúc phát hiện không tiết kiệm, lãng phí mới chỉ ra, không chi thêm ngân sách hoặc thu hồi mà phải tìm ra cơ chế bịt ngay từ đầu việc phân bổ và chi ngân sách. Nhiều năm nay, Chính phủ buộc các đơn vị thụ hưởng từ ngân sách tiết kiệm ngay 10% khi phân bổ ngân sách hàng năm cũng là một cách. Giảm chi phí hội nghị, lễ lượt, chi phí công tác… cũng là một cách. Nhưng cách hay nhất chính là yếu tố con người. Tức là chúng ta chọn những người quản lý ngân sách, nói một cách khái quát là có tố chất “cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư”. Chính yếu tố con người như vậy sẽ là “cánh tay nối dài” của  Nhà nước để tham gia quản lý tốt việc chi tiêu ngân sách.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sẵn sàng triển khai vắc-xin Rota miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi

Thừa Thiên Huế là một trong hơn 30 tỉnh sẽ triển khai đồng thời cả hai vắc-xin Rotarix và Rotavin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) theo chủ trương của Bộ Y tế. Loại vắc-xin này khá đắt trên thị trường, vì vậy, thông tin này được rất nhiều bà mẹ mong chờ.

Sẵn sàng triển khai vắc-xin Rota miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi
Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đã ban hành Công điện số 8356/CĐ-BNN-ĐĐ về việc ứng phó với bão Yinxing gần Biển Đông. Công điện nêu rõ: Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, cơn bão Yinxing đang hoạt động trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông (Philippines).

Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing
Xây dựng lực lượng phòng không nhân dân vững mạnh, rộng khắp

Ngày 24/10, Đoàn công tác Ban chỉ đạo Phòng không nhân dân Trung ương do Trung tướng Phạm Trường Sơn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác Phòng không nhân dân (PKND) tại Thừa Thiên Huế. Tham gia cùng đoàn có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cùng đại diện Cục Phòng quân Lục quân, Quân khu 4.

Xây dựng lực lượng phòng không nhân dân vững mạnh, rộng khắp
Return to top