ClockThứ Sáu, 13/09/2013 05:30

Nâng cao chất lượng hàng hóa trong sản xuất chăn nuôi

TTH - Thời gian gần đây, việc xây dựng cơ sở giết mổ (CSGM) gia súc, gia cầm (GS, GC) tập trung được nhiều địa phương trên toàn quốc quan tâm. Hiện, cả nước có gần 1 ngàn CSGM GS, GC tập trung và hơn 28 ngàn điểm giết mổ (chỉ hơn 30% điểm giết mổ được kiểm soát) nhưng mới hơn 30 tỉnh, TP được phê duyệt đề án quy hoạch hệ thống giết mổ tập trung... Qua kiểm tra thực tế cho thấy, đại đa số các địa phương phía bắc và một số tỉnh miền Trung đều trong tình trạng “quy hoạch treo” đối với việc giết mổ GS, GC. Do vậy, vấn đề kiểm soát và đưa vào nền nếp công tác quản lý giết mổ, vận chuyển và kinh doanh thịt GS, GC tập trung là việc phải làm ngay, không để chậm trễ; vì đây là việc liên quan trực tiếp đến bữa cơm của từng gia đình. “26 tỉnh đang xây dựng quy hoạch và chưa quy hoạch giết mổ cần tham khảo chính sách, kinh nghiệm tổ chức thực hiện của các nơi khác; nhất là TP Hồ Chí Minh và Thừa Thiên Huế”. Tại cuộc họp về quản lý giết mổ, vận chuyển, kinh doanh thịt GS, GC ở một số tỉnh trọng điểm phía Bắc vừa qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã kết luận như thế.

Nằm ở khu vực bắc miền Trung, Thừa Thiên Huế - trung tâm văn hóa, du lịch của miền Trung, thành phố Fesival của Việt Nam - có nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, học tập, làm việc; do vậy, vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh trật tự xã hội, vệ sinh môi trường và bảo vệ phòng chống dịch bệnh động vật được các cấp, các ngành và xã hội đặc biệt quan tâm, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật. Nhằm tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao chất lượng hàng hóa trong sản xuất chăn nuôi, khoảng cuối tháng 8 mới đây, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1590/QĐ-UBND về quy hoạch CSGM GS, GC tập trung (giai đoạn 2012 - 2020). Theo đó, đến năm 2020, toàn tỉnh có 43 CSGM GS, GC tập trung, diện tích đất sử dụng gần 82.000m2; công suất giết mổ hằng ngày hơn 4.000 con lợn, hơn 150 trâu, bò và hơn 13.000 gia cầm (các cơ quan chức năng sẽ xóa bỏ 51 điểm giết mổ nhỏ lẻ tại hộ gia đình, di chuyển 11 cơ sở, xây mới 20 cơ sở và cải tạo nâng cấp 23 cơ sở) với tổng số vốn đầu tư dự kiến gần 45 tỷ đồng (ngân sách Nhà nước đầu tư hơn 15 tỷ đồng để hỗ trợ một phần xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và vốn của tổ chức, cá nhân đầu tư gần 30 tỷ đồng).

 

Để thực hiện quyết định nói trên của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi tiết từng nội dung và chỉ đạo Chi cục Thú y phối hợp với các ngành, các cấp triển khai thực hiện đề án đúng các nội dung và kế hoạch đề ra; phối hợp với các sở, ban, ngành và đơn vị chức năng của tỉnh hướng dẫn UBND các huyện, thị xã và TP Huế lập kế hoạch thực hiện đề án để tổ chức triển khai theo các nội dung được phê duyệt; tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện đề án của các đơn vị chức năng, phản ảnh, đề xuất giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quá trình thực hiện; tổ chức họp sơ kết, tổng kết hàng năm để đánh giá, rút kinh nghiệm, chỉ đạo hiệu quả đề án báo cáo kết quả về UBND tỉnh. Các sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính hướng dẫn các ngành, các cấp triển khai thực hiện đề án; bố trí ngân sách hàng năm, lồng ghép các chương trình dự án để triển khai thực hiện đề án. Các sở Tài Nguyên và Môi trường, Xây dựng hướng dẫn các chủ cơ sở về thủ tục xây dựng, cấp đất theo đúng quy hoạch và hướng dẫn các điều kiện xử lý môi trường. Còn UBND các huyện, thị xã và TP Huế chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện đề án ở địa phương mình thông qua việc xây dựng kế hoạch, lập dự toán bố trí ngân sách địa phương thực hiện quy hoạch giết mổ GS, GC tập trung nói trên.

Vĩnh Cự
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời

Cách đây 80 năm, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (nay thuộc hai xã Tam Kim và Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời
Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP. Huế

Sáng 21/12, UBND TP. Huế tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố nhân dịp Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).

Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP Huế
80 năm trước quân đội ta ra đời

Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, đúng 17 giờ chiều ngày 22/12/1944, tại núi Slam Cao, trong khu rừng Trần Hưng Đạo, nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, đồng chí Võ Nguyên Giáp được Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức lãnh đạo và chỉ huy, đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, đồng thời vạch rõ nhiệm vụ của Đội đối với Tổ quốc.

80 năm trước quân đội ta ra đời

TIN MỚI

Ghế xoay cũ giao hàng miễn phí
Return to top