ClockThứ Sáu, 11/11/2022 07:20

Ngày 11/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023

Ngày 11/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngXử lý nghiêm người cầm đầu có động cơ vụ lợi để răn đe, giáo dục chungChiều 9/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tần số vô tuyến điện (sửa đổi), thảo luận về dự án Luật Phòng thủ dân sự

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Vào đầu giờ phiên họp buổi sáng, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.

Sáu đó Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Trong phiên họp buổi chiều, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2023.

Tiếp đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Giá (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Tài chính phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Trước đó, trong phiên họp sáng 10/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường, nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. 

Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, kết quả như sau: Có 455 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 91,37% tổng số ĐBQH), trong đó có 443 đại biểu tán thành (bằng 88,96% tổng số ĐBQH); có 7 đại biểu không tán thành (bằng 1,41% tổng số ĐBQH); có 5 đại biểu không biểu quyết (bằng 1,00% tổng số ĐBQH).

Tiếp đó, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở Hội trường về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi). 

Tại phiên thảo luận đã có 21 đại biểu phát biểu, 4 đại biểu tranh luận. Đa số các ý kiến đại biểu cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý thống nhất, đầy đủ, góp phần thúc đẩy việc phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả, bền vững theo đúng tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới. Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận về những nội dung: Tên gọi của dự án Luật; giải thích từ ngữ; việc thành lập và hoạt động của liên đoàn hợp tác xã; phân loại hợp tác xã; chính sách của Nhà nước về phát triển các tổ chức kinh tế hợp tác; tiêu chí, nguồn vốn thực hiện chính sách; Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã; số lượng thành viên hợp tác xã; người lao động trong tổ chức kinh tế hợp tác; lợi nhuận và thu nhập; kiểm toán hợp tác xã; quyền và nghĩa vụ của Đại hội thành viên; trích lập quỹ chung không chia; tổ chức đại diện của các tổ chức kinh tế hợp tác; nhiệm vụ của tổ chức đại diện; thành viên sáng lập hợp tác xã; quyền của thành viên; tài sản góp vốn; hoạt động tín dụng nội bộ; chuyển nhượng vốn góp của thành viên trong tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân; huy động vốn và các khoản trợ cấp, hỗ trợ; xử lý tài sản và vốn khi tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân giải thể, phá sản; trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước…

Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Trong phiên họp chiều cùng ngày, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường, nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, kết quả như sau: Có 466 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 93,57% tổng số ĐBQH), trong đó có 465 đại biểu tán thành (bằng 93,37% tổng số ĐBQH); có một đại biểu không biểu quyết (bằng 0,20% tổng số ĐBQH).

Tiếp đó, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở Hội trường về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Tại phiên thảo luận đã có 21 đại biểu phát biểu, 2 đại biểu tranh luận.  Đa số ý kiến đại biểu cơ bản nhất trí với sự cần thiết sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập đặt ra trong thực tiễn; đồng thời thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện thể chế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận về những nội dung sau: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của dự thảo Luật; giải thích từ ngữ; quyền, nghĩa vụ của người tiêu dùng; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương; bảo vệ thông tin và sử dụng thông tin của người tiêu dùng; trách nhiệm bảo đảm an toàn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng; trách nhiệm thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật; miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật gây ra; tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; chính sách của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; cơ chế giải quyết tranh chấp; vai trò, trách nhiệm của tổ chức xã hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ chế phối hợp; vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương…

Kết thúc phiên thảo luận, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát liên quan đến chuyên đề “Việc chấp hành pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam”.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Triển khai luật, nghị quyết phù hợp với thực tiễn của địa phương

Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua 9 luật và 11 nghị quyết, quy định những nội dung rất quan trọng. Để gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả thì việc đưa luật vào cuộc sống đóng vai trò quan trọng. Xung quanh vấn đề này, Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu.

Triển khai luật, nghị quyết phù hợp với thực tiễn của địa phương
Nâng cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên

Ngày 5/4, Đảng ủy Khối Các cơ quan và doanh nghiệp (Đảng ủy Khối) tổ chức hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ Khối lần thứ 16 (khóa VII) nhằm sơ kết 5 năm thực hiện Quy định 182 của Đảng bộ Khối về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.

Nâng cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên
Return to top