ClockThứ Bảy, 30/10/2021 07:30

Ngày 30/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế và quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Theo chương trình Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, ngày 30/10 Quốc hội tiếp tục thảo luận trực tuyến về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 và quy hoạch sử dụng đất quốc gia.

Ngày 24/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận trực tuyến về công tác phòng chống tội phạmPhòng chống tham nhũng cần xác định “phòng ngừa là chính”Phát triển thị trường bảo hiểm an toàn, minh bạch, bền vững, hiệu quảNgày 22/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở tổ và hội trường về những vấn đề được cử tri quan tâmNgày 21/10, Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội và hai dự án Luật

Phiên họp của Quốc hội ngày 29/10/2021. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Trong phiên họp buổi sáng, sau phần thảo luận trực tuyến về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Quốc hội sẽ nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Trong phiên họp buổi chiều, Quốc hội tiếp tục thảo luận trực tuyến về dự kiến quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025). Tiếp đó, Quốc hội sẽ nghe Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Trước đó, trong phiên họp sáng ngày 29/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi). Tại phiên thảo luận, đã có 30 ý kiến đại biểu phát biểu và một ý kiến đại biểu tranh luận.

Đa số ý kiến đại biểu đánh giá cao và tán thành với nhiều nội dung trong Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; đồng thời, nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật, nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật hiện hành, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật liên quan và phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam về lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm; phát triển thị trường bảo hiểm an toàn, minh bạch, bền vững, hiệu quả, tiệm cận với các thông lệ quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh để trở thành kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế.

Ngoài ra, tại phiên thảo luận, các đại biểu cũng tập trung cho ý kiến về những nội dung cụ thể của dự án Luật, như: Hồ sơ và bố cục dự thảo Luật; sự phù hợp của Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) với Hiến pháp và các luật có liên quan; phạm vi điều chỉnh; áp dụng pháp luật; chính sách phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm; hợp đồng bảo hiểm (quy định chung về hợp đồng bảo hiểm; nội dung hợp đồng bảo hiểm; hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe; hợp đồng bảo hiểm tài sản và thiệt hại; đề phòng hạn chế tổn thất, phòng, chống gian lận bảo hiểm, giải quyết tranh chấp); doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm (cấp phép thành lập và hoạt động; tổ chức hoạt động; cơ cấu tổ chức quản lý; khả năng thanh toán và biện pháp can thiệp; sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin; trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong bảo mật thông tin; thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm); bảo hiểm vi mô; đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm; chính sách phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm; hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin thị trường bảo hiểm; bảo hiểm bắt buộc; các hành vi bị nghiêm cấm; thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo hiểm; hình thức hợp đồng bảo hiểm; Hội đồng bảo hiểm... 

Kết thúc nội dung thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm. 

Chiều cùng ngày, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã nghe: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra về dự kiến Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra về dự kiến Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025).

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; Dự kiến quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025).

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiến nghị bổ sung nhiều nội dung vào các dự án luật

Dự kiến, các dự án Luật Quy hoạch Đô thị và nông thôn; Luật Địa chất và Khoáng sản; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Tư pháp người chưa thành niên sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV.

Kiến nghị bổ sung nhiều nội dung vào các dự án luật
Trình Quốc hội tại Kỳ họp sắp tới về thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Sáng 26/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 26 (đợt 2) để thẩm tra các tờ trình và đề án của Chính phủ, cho ý kiến về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trình Quốc hội tại Kỳ họp sắp tới về thành phố Huế trực thuộc Trung ương
Vốn giải quyết việc làm: Vốn đúng, trúng người

Nguồn vốn vay giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh (NHCSXH) là một trong những kênh tín dụng ưu đãi giúp người dân có thêm “cần câu” để phát triển kinh tế, tạo việc làm cho lao động địa phương.

Vốn giải quyết việc làm Vốn đúng, trúng người
Chú trọng đến EPR

EPR là cụm từ nói về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất. Trách nhiệm này đang được xem là mô hình hiệu quả để thực hiện kinh tế tuần hoàn (KTTH); trong đó vai trò doanh nghiệp được thể hiện rõ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hướng đến nền kinh tế xanh, sạch.

Chú trọng đến EPR
Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN:
Mở rộng triển vọng tương lai chung của cộng đồng Trung Quốc - ASEAN

Hãng tin Jakarta Post dẫn lời nhận định của Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN Hou Yanqi rằng nghị quyết về cải cách toàn diện Trung Quốc để thúc đẩy hiện đại hóa không chỉ có tác động sâu sắc đến tương lai của quốc gia mà còn mở ra nhiều cơ hội to lớn cho sự phát triển của các nước ASEAN, qua đó mở ra triển vọng lớn hơn cho tương lai chung của cộng đồng Trung Quốc - ASEAN.

Mở rộng triển vọng tương lai chung của cộng đồng Trung Quốc - ASEAN
Return to top