ClockThứ Tư, 31/05/2023 08:53

Ngày 31/5, Quốc hội dành cả ngày thảo luận về kinh tế - xã hội

Theo chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, ngày 31/5 Quốc hội dành cả ngày thảo luận tại hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023.

Ngày 30/5, Quốc hội thảo luận Luật Giao dịch điện tử và cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí MinhNgày 29/5, Quốc hội thảo luận về quản lý các nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19Ngày 27/5, Quốc hội sẽ thảo luận hai dự án Luật liên quan đến ngành công an

leftcenterrightdel
 Ngày 30/5, Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trình bày Tờ trình về dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Ảnh: An Đăng/TTXVN

Sau đó, các thành viên Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Trước đó, trong phiên họp buổi sáng ngày 30/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải. Phiên họp được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).

Tại phiên thảo luận đã có 12 đại biểu phát biểu, 2 đại biểu tranh luận, trong đó ý kiến đại biểu cơ bản đánh giá cao việc chuẩn bị Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bên cạnh đó, các đại biểu đã tham gia nhiều ý kiến chất lượng, xác đáng để hoàn thiện dự án Luật như: Phạm vi áp dụng; giải thích từ ngữ; trách nhiệm quản lý nhà nước về giao dịch điện tử; giá trị dùng làm chứng cứ của thông điệp dữ liệu; chữ ký số chuyên dùng công vụ; trách nhiệm quản lý nhà nước về chữ ký số chuyên dùng công vụ; dịch vụ tin cậy; tài khoản định danh điện tử.

Kết thúc phiên thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan soạn thảo giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Sau đó, Quốc hội thảo luận về Quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa - kết nối với Lâm Đồng và Ninh Thuận; Việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

Tại phiên thảo luận đã có 13 đại biểu phát biểu, ý kiến đại biểu cơ bản nhất trí về sự cần thiết đầu tư dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa kết nối với Lâm Đồng và Ninh Thuận và việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

Trong đó, có ý kiến đại biểu đề nghị xem xét rút gọn tên dự án cho phù hợp với việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận; một số ý kiến đề nghị cần nghiên cứu thêm về cơ chế ủy quyền đối với các dự án liên quan đến chuyển đổi rừng tương tự như 2 dự án để tránh phải trình Quốc hội nhiều lần.

Về chủ trương đầu tư dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa kết đối với Lâm Đồng và Ninh Thuận, các đại biểu đề nghị nghiên cứu kĩ hướng tuyến để đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả; tính toán phương án giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư để tránh vướng mắc khi thực hiện.

Các đại biểu cũng tham gia ý kiến về chuyển đổi rừng, trồng rừng thay thế đảm bảo tính thuyết phục, tính đa dạng sinh học; sơ bộ tổng mức đầu tư, nguồn vốn bố trí cho dự án, cơ cấu vốn trung ương và địa phương; phân kỳ đầu tư; cam kết bố trí phần vốn của địa phương, khả năng hấp thụ vốn, giải ngân vốn, tiến độ hoàn thành, cơ chế, chính sách triển khai đầu tư dự án; các điều kiện để hoàn thành dự án đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng.

Về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, các đại biểu tập trung thảo luận về: phương án sử dụng đất chuyển đổi rừng; trồng rừng thay thế; việc phân bổ, sử dụng nguồn vốn cho dự án; tính khả thi và cam kết bố trí phần vốn địa phương, thời gian thực hiện, tiến độ hoàn thành dự án; cơ chế, chính sách cho dự án.

Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thay mặt cơ quan soạn thảo giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Trong phiên họp buổi chiều ngày 30/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Soạn thảo Nguyễn Thị Thanh trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi); nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi).

Tiếp đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi); Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Báo Tin tức
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát liên quan đến chuyên đề “Việc chấp hành pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam”.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148
Return to top