ClockThứ Năm, 23/02/2023 09:21

Nghị quyết về thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, xã của 10 tỉnh

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành các nghị quyết về việc thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 10 tỉnh An Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Bến Tre, Bình Dương, Đắk Lắk, Quảng Nam, Thái Nguyên, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.

Khai mạc Phiên họp thứ 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hộiTriển khai thực hiện nhiệm vụ của Đảng đoàn Quốc hộiChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bắt đầu thăm chính thức Cộng hoà Philippines

Ngã năm siêu thị HC, thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc). Ảnh tư liệu: Hoàng Hùng/TTXVN

* Theo Nghị quyết số 721/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập thị xã Tịnh Biên và các phường thuộc thị xã Tịnh Biên; thành lập thị trấn Đa Phước thuộc huyện An Phú và thị trấn Hội An thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2023. Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 7 huyện, 2 thị xã và 2 thành phố; 156 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 110 xã, 28 phường và 18 thị trấn.

* Theo Nghị quyết số 723/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập thị xã Thuận Thành và các phường thuộc thị xã Thuận Thành; thành lập thị xã Quế Võ và các phường thuộc thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2023. Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, tỉnh Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 2 thị xã và 2 thành phố; 126 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 70 xã, 52 phường và 4 thị trấn.

* Theo Nghị quyết số 722/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập thị trấn Vân Tùng thuộc huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.

Sau khi thành lập, huyện Ngân Sơn có 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 8 xã và 2 thị trấn. Tỉnh Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 7 huyện và 1 thành phố; 108 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 95 xã, 6 phường và 7 thị trấn. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2023.

* Theo Nghị quyết số 724/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập thị trấn Tiên Thủy thuộc huyện Châu Thành, thị trấn Tiệm Tôm thuộc huyện Ba Tri và thị trấn Phước Mỹ Trung thuộc huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre.

Sau khi thành lập, huyện Châu Thành có 21 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 19 xã và 2 thị trấn; huyện Ba Tri có 23 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 21 xã và 2 thị trấn; huyện Mỏ Cày Bắc có 13 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 12 xã và 1 thị trấn. Tỉnh Bến Tre có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 8 huyện và 1 thành phố; 157 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 139 xã, 8 phường và 10 thị trấn. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2023.

* Theo Nghị quyết số 725/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập thành phố Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương.

Sau khi thành lập, thành phố Tân Uyên có 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 10 phường: Hội Nghĩa, Khánh Bình, Phú Chánh, Tân Hiệp, Tân Phước Khánh, Tân Vĩnh Hiệp, Thái Hòa, Thạnh Phước, Uyên Hưng, Vĩnh Tân và 2 xã: Bạch Đằng, Thạnh Hội. Tỉnh Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 4 thành phố; 91 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 41 xã, 45 phường và 5 thị trấn. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2023.

* Theo Nghị quyết số 726/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập thị trấn Pơng Drang thuộc huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk.

Sau khi thành lập, huyện Krông Búk có 7 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 6 xã và 1 thị trấn. Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 13 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố; 184 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 151 xã, 20 phường và 13 thị trấn. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2023.

* Theo Nghị quyết số 727/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập các phường thuộc thị xã Điện Bàn và thị trấn Trung Phước thuộc huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Sau khi thành lập, thị xã Điện Bàn có 20 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 12 phường và 8 xã. Huyện Nông Sơn có 6 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 5 xã và 1 thị trấn. Tỉnh Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 15 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 241 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 197 xã, 30 phường và 14 thị trấn. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2023.

* Theo Nghị quyết số 729/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập thị trấn Hóa Thượng thuộc huyện Đồng Hỷ và nhập xã Quân Chu vào thị trấn Quân Chu thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Sau khi thành lập, huyện Đồng Hỷ có 15 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 12 xã và 3 thị trấn. Huyện Đại Từ có 29 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 27 xã và 2 thị trấn. Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 6 huyện và 3 thành phố; 177 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 126 xã, 41 phường và 10 thị trấn. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2023.

* Theo Nghị quyết số 728/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị điều chỉnh 3,13 km2 diện tích tự nhiên và 490 người của ấp Phước Hội thuộc xã Long Khánh vào ấp Mé Láng thuộc xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2023.

* Theo Nghị quyết số 730/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập thị trấn Kim Long thuộc huyện Tam Dương, thị trấn Tam Hồng thuộc huyện Yên Lạc và phường Định Trung thuộc thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Sau khi thành lập, huyện Tam Dương có 13 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 11 xã và 2 thị trấn. Huyện Yên Lạc có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 15 xã và 2 thị trấn. Thành phố Vĩnh Yên có 9 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 8 phường và 1 xã. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 7 huyện và 2 thành phố; 136 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 102 xã, 16 phường và 18 thị trấn. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2023.

Các nghị quyết nêu rõ: Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tổ chức thi hành các Nghị quyết; sắp xếp, ổn định bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tên gọi gắn với địa danh các đơn vị hành chính được thành lập mới phải hoàn thành việc đổi tên kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành.

Theo TTXVN/Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thành lập Câu lạc bộ thơ ca Đất Việt xứ Huế

Sáng 30/4 đã diễn ra lễ ra mắt Câu lạc bộ (CLB) Thơ ca Đất Việt xứ Huế, trở thành thành viên thứ 14 của Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy thơ ca Đất Việt thuộc Viện Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc.

Thành lập Câu lạc bộ thơ ca Đất Việt xứ Huế
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát liên quan đến chuyên đề “Việc chấp hành pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam”.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Triển khai luật, nghị quyết phù hợp với thực tiễn của địa phương

Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua 9 luật và 11 nghị quyết, quy định những nội dung rất quan trọng. Để gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả thì việc đưa luật vào cuộc sống đóng vai trò quan trọng. Xung quanh vấn đề này, Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu.

Triển khai luật, nghị quyết phù hợp với thực tiễn của địa phương
Return to top