ClockThứ Sáu, 01/03/2024 10:19

Ngoại giao kinh tế đóng góp tích cực cho phát triển

TTH - Công tác ngoại giao kinh tế (NGKT) đã được ngành ngoại vụ tham mưu cho tỉnh triển khai quyết liệt, toàn diện, chuyển biến sâu sắc về chất và lượng, đạt nhiều kết quả quan trọng, tiếp tục đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của Thừa Thiên Huế.

Báo Thụy Sĩ đánh giá cao thành tựu kinh tế, ngoại giao của Việt Nam năm 2023Hành trình xanh cho phát triển kinh tếThủ tướng: Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược tin cậy, thân thiết Việt Nam - Nhật Bản

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tiếp đón khách quốc tế đến tìm hiểu và công tác tại Huế 

Tranh thủ nguồn lực bên ngoài

Quán triệt sâu sắc chủ trương Đại hội XIII của Đảng đã đề ra về “xây dựng nền NGKT phục vụ phát triển lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp (DN) làm trung tâm phục vụ”, ngành ngoại vụ đã tham mưu cho UBND tỉnh và tổ chức thực hiện công tác NGKT có những bước phát triển mới theo hướng toàn diện, thực chất và hiệu quả hơn.

Giám đốc Sở Ngoại vụ Trần Công Phú thông tin: Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Sở Ngoại vụ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động NGKT trong tình hình mới. Đồng thời, đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại, quảng bá hành ảnh, chính sách và môi trường đầu tư của địa phương nhằm vận động các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI), viện trợ không hoàn lại (ODA), tổ chức phi chính phủ (NGO); lồng ghép các chương trình, nội dung làm việc giữa lãnh đạo tỉnh với các đối tác nước ngoài để giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh của tỉnh nhằm xúc tiến, kêu gọi đầu tư, tranh thủ được nguồn lực bên ngoài vào công cuộc phát triển KT-XH của địa phương.

Năm 2023, Thừa Thiên Huế tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác NGKT, tổ chức các buổi làm việc với Đại sứ quán các nước tại Việt Nam, các tổ chức quốc tế và tham gia các diễn đàn quốc tế; tổ chức các đoàn xúc tiến đầu tư ở nước ngoài tại châu Âu và Nhật Bản, Hàn Quốc; tổ chức thành công các hội nghị xúc tiến đầu tư, thu hút nhiều đoàn khách quốc tế và DN nước ngoài tham gia, qua đó thu hút các dự án (DA) đầu tư nước ngoài vào tỉnh.

Trong năm 2023, tỉnh đã chấp thuận cấp mới đăng ký đầu tư cho 7 DA FDI với tổng vốn đăng ký gần 132 triệu USD (tương đương 3.151 tỷ đồng). Đã thực hiện điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 1 DA lên 3.406 tỷ đồng (tăng 1.427 tỷ đồng)… Lũy tiến đến nay, toàn tỉnh có 122 DA FDI với tổng vốn đăng ký 4.500,8 triệu USD. Riêng năm 2023 dự kiến ước thực hiện vốn đầu tư các DA FDI là 3.000 tỷ đồng, tương đương 130,4 triệu USD, tăng 34% so cùng kỳ. Hiện nay, một số công ty/tập đoàn lớn trên thế giới đang tiếp tục nghiên cứu, lập hồ sơ đề xuất thực hiện các DA tại tỉnh.

Cùng với đó, nguồn vốn ODA hiện có 9 DA triển khai trên địa bàn với kế hoạch vốn được giao 1.152 tỷ đồng đã góp phần gia tăng tổng đầu tư xã hội, tạo động lực thu hút đầu tư tư nhân và vốn FDI, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Thừa Thiên Huế.

Đưa ngoại giao kinh tế trở thành động lực mới

Tỉnh tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế với định hướng đưa NGKT trở thành động lực mới phục vụ phát triển KT-XH của địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo đó, tỉnh tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại đến bạn bè quốc tế, tích cực tham gia các diễn đàn, hội nghị quốc tế để kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư, đối tác nước ngoài vào tỉnh; tăng cường hội nhập quốc tế, xúc tiến thiết lập mối quan hệ hữu nghị, hợp tác mới với các tỉnh, thành phố có nhiều điểm tương đồng với Thừa Thiên Huế và có tiềm năng, thế mạnh trong việc hợp tác phát triển kinh tế, chuyển giao công nghệ, giao lưu văn hóa. Triển khai nội dung các thỏa thuận hợp tác đã ký với các địa phương, đối tác song phương và đa phương, đồng thời tìm kiếm cơ hội ký kết các thỏa thuận hợp tác mới trên các lĩnh vực. Tiếp tục giữ kết nối, tăng cường hợp tác với các vùng, địa phương của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ và các nước châu Âu...

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương, tỉnh tích cực hỗ trợ DN của tỉnh xúc tiến hoạt động hợp tác với các đối tác nước ngoài; chú trọng công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ kết hợp tăng cường hoạt động hỗ trợ phát triển DN, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác NGKT và xúc tiến đầu tư, ưu tiên tiếp cận các DN đầu tư nước ngoài đến từ các quốc gia có trình độ công nghệ tiên tiến. Tập trung xúc tiến đầu tư, thương mại vào các ngành mũi nhọn của tỉnh, mở rộng sang các lĩnh vực mới, như: năng lượng tái tạo, năng lượng mới, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại trên các nền tảng công nghệ số. Triển khai hiệu quả công tác vận động, thu hút nguồn vốn ODA, FDI, NGO. Tập trung tìm kiếm, kêu gọi các nhà đầu tư có uy tín, có năng lực, quy mô đầu tư lớn trong khu vực và quốc tế đến tìm hiểu đầu tư tại khu kinh tế, khu công nghiệp của tỉnh.

Bài, ảnh: THÁI BÌNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả

TIN MỚI

Return to top