ClockThứ Sáu, 21/01/2022 05:26

Ngóng mong thưởng tết

Đến thời điểm này, hầu hết các doanh nghiệp đều đã công bố mức thưởng và bắt đầu chi thưởng tết cho người lao động. Đó là sự nỗ lực rất lớn của doanh nghiệp, vừa chăm lo đời sống cho người lao động vừa là giải pháp giữ chân người lao động, góp phần sớm phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Năm 2021 là một năm đầy khó khăn, thử thách đối với doanh nghiệp, khi đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát trên cả nước. Không chỉ gián đoạn chuỗi cung ứng, ngưng trệ sản xuất, nhiều doanh nghiệp còn mất đi lực lượng lao động khi dòng người hồi hương để tránh dịch kéo dài hàng tháng. Ngay cả với các doanh nghiệp linh hoạt thích ứng, duy trì sản xuất theo phương thức “3 tại chỗ” hay “một cung đường hai điểm đến” thì cũng tốn nhiều kinh phí để chống dịch, khiến hiệu quả kinh tế giảm sút. Trong bối cảnh đó, duy trì được việc làm, thu nhập cho người lao động đã là nỗ lực lớn của doanh nghiệp.

Thưởng tết đã thành thông lệ và người lao động nào cũng mong khoản thưởng này để trang trải những ngày tết đến xuân về. Mức thưởng nhiều hay ít phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp làm ăn hiệu quả thì thưởng cao, làm ăn kém hiệu quả thì thưởng ít, thậm chí không có thưởng hoặc mức thưởng chỉ mang tính tượng trưng. Vì vậy, ở một góc độ nào đó, mức thưởng tết không chỉ là “biểu kế” đo “sức khỏe” của doanh nghiệp mà còn thể hiện sự quan tâm của người sử dụng lao động đối với người lao động - nguồn vốn quý của doanh nghiệp.

Ở góc độ người lao động, thưởng tết không chỉ giúp họ trang trải trong dịp tết mà còn là nguồn tích lũy để cải thiện cuộc sống. Với các doanh nghiệp có mức thưởng tết tốt, người lao động luôn gắn bó và có trách nhiệm với công việc hàng ngày, tận tâm cống hiến cho doanh nghiệp. Vì vậy, thưởng tết không chỉ là sự chia sẻ lợi nhuận, tri ân người lao động mà còn là giải pháp giữ chân và phát huy năng lực, trí tuệ của người lao động, góp phần đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển, sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 như năm vừa qua, bên cạnh một số doanh nghiệp duy trì sản xuất tốt, còn lại đa phần đều gặp khó khăn ở các mức độ khác nhau. Đặc biệt, khối doanh nghiệp du lịch, vận tải bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng hoặc phải đóng cửa, cho nhân viên nghỉ việc. Tình hình “sức khỏe” của doanh nghiệp như vậy, người lao động cũng sẵn sàng thông cảm, đồng hành với doanh nghiệp, nếu không có thưởng tết.

Theo báo cáo tiền lương, thưởng tết tại hơn 41.300 doanh nghiệp, chiếm 16% tổng lao động làm công hưởng lương trên cả nước cho thấy, chỉ có gần 63% doanh nghiệp có thưởng Tết Nguyên đán. Mức thưởng bình quân đạt 6,17 triệu đồng, bằng 97% so với Tết Tân Sửu 2021. Như vậy, mức thưởng tết tiếp tục giảm do năm thứ hai chịu tác động của đại dịch (theo VTV).

Riêng Thừa Thiên Huế, theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, nhìn chung mức thưởng tết bình quân năm 2022 tương đương mức thưởng tết năm 2021.  Đối với những ngành như du lịch, dịch vụ, khách sạn, lữ hành…, trong năm vừa qua gặp nhiều khó khăn, một số DN cũng đang cố gắng bố trí nguồn kinh phí để thực hiện thưởng tết cho NLĐ, với mức thưởng sẽ không cao, nhưng có tính chất động viên, khích lệ NLĐ. Điều này phản ánh đúng tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn khi linh hoạt thích ứng, duy trì sản xuất kinh doanh hiệu quả.

Đồng hành, sẻ chia cùng doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn, Liên đoàn Lao động tỉnh cùng các cấp công đoàn, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng chung tay tặng quà cho những trường hợp khó khăn, để người lao động nào cũng có tết. Đây là những việc làm thiết thực, ấm áp nghĩa tình giúp người lao động vững tin vượt qua khó khăn, vui cùng mùa xuân của dân tộc.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Thông báo tuyển dụng lao động đợt 2 năm 2024

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế (Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế) thông báo tuyển dụng lao động đợt 2 năm 2024 như sau:

Thông báo tuyển dụng lao động đợt 2 năm 2024
Thông tin doanh nghiệp:
Đồng Phục Tiến Bảo - Thương hiệu bảo hộ lao động chất lượng uy tín

Đồng Phục Tiến Bảo là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực bảo hộ lao động tại Việt Nam, Tiến Bảo tự hào là đối tác tin cậy của hàng ngàn doanh nghiệp, tập đoàn lớn các khách hàng của chúng tôi như: Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Cao Su Miền Nam, Tập đoàn Đèo Cả…

Đồng Phục Tiến Bảo - Thương hiệu bảo hộ lao động chất lượng uy tín
Vốn vay cho lao động đi làm việc ở nước ngoài: Cung chưa đến cầu

Với tổng kinh phí 23,5 tỷ đồng được tỉnh phân bổ cho vay đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2024, đến nay, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn này trên địa bàn chưa tới 40%. Trong khi thực tế, rất nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài đang rất cần và mong muốn được tiếp cận nguồn vốn này.

Vốn vay cho lao động đi làm việc ở nước ngoài Cung chưa đến cầu
Đại học Huế tuyên dương nữ viên chức, người lao động

Nhân kỷ niệm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), chiều 15/10, Công đoàn Đại học Huế (ĐHH) tổ chức gặp mặt và tuyên dương nữ viên chức, người lao động của ĐHH có hoàn cảnh khó khăn, có con đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện.

Đại học Huế tuyên dương nữ viên chức, người lao động
Return to top