ClockThứ Năm, 09/02/2017 19:15

Người lao động cần có tay nghề

TTH - Đầu năm Đinh Dậu các bến xe ở Huế đông nghịt. Người làm hộ chiếu, chứng minh thư tăng vọt.

Đa phần trong số đó là những người làm ăn xa, tranh thủ dịp về quê ăn tết kết hợp làm các loại giấy tờ để kịp trở lại nơi làm việc. Nhiều vùng quê trở lại nhịp sống chậm khi chỉ còn người già, trẻ em. Điều đó cho thấy tình trạng ly nông, ly hương của người dân vì mưu sinh đang diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh.

Việc làm là nhu cầu bức thiết của người lao động. Theo quy luật thị trường, nơi dễ kiếm việc làm, điều kiện lao động tốt và thu nhập cao thì sẽ thu hút nguồn nhân lực từ các nơi khác đến.

Ở Thừa Thiên Huế, trong những năm qua nhiều nhà máy, khu công nghiệp được đầu tư xây dựng, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhiều chính sách quan tâm đến người lao động nên đa số yên tâm với công việc, gắn bó với doanh nghiệp. Con số trên 95% lao động trở lại làm việc ngay những ngày đầu năm mới ở các khu công nghiệp chứng minh cho điều đó. Không những thế, nhiều lao động sau thời gian làm ăn xa  nay trở lại làm việc ở quê nhà. Tôi từng trò chuyện với hai chị em ở Phường Đúc có thời gian làm công nhân may ở phía nam, nay trở về làm việc tại Công ty CP Dệt may Huế. Các em thật lòng, sống xa quê vất vả đủ đường. Về quê làm việc tuy thu nhập thấp hơn, nhưng chi phí cũng đỡ tốn kém hơn và được gần gũi gia đình. Trong câu chuyện đầu năm với lãnh đạo một số doanh nghiệp dệt may, tôi được biết, nhiều doanh nghiệp đang có kế hoạch đầu tư mở rộng về các vùng nông thôn, miền núi như Nam Đông, A Lưới trong năm 2017 để thu hút lao động tại chỗ. Điều đó đồng nghĩa với việc nhiều lao động có thể tìm được cơ hội việc làm ngay tại quê nhà.

Ở chiều ngược lại, để có thể tìm được việc làm phù hợp, bản thân người lao động cũng phải chuẩn bị tâm thế, kỹ năng lao động để đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Việc chọn ngành, chọn nghề phải có định hướng rõ ràng, phù hợp với khả năng và nhu cầu của thị trường để tránh học một đường làm một nẻo hay cử nhân quay lại học nghề. Không đâu xa, mấy người cháu của tôi từng chọn ngành du lịch. Một người học lữ hành, nhưng cứ lên xe là nôn thốc nôn tháo. Sau đó phải học tiếp lớp mầm non và giờ cũng vui với nghề nuôi dạy trẻ. Người khác, chọn học chỉ vì thích được mặc áo dài đứng quầy lễ tân, nhưng trình độ ngoại ngữ chỉ ngang mức giao tiếp bằng…tay. Học xong không xin được việc làm phù hợp đành quay lại học may, giờ cũng chí thú với tiệm may nho nhỏ. Tự tạo việc cho mình cũng là một cách đáng khuyến khích. Với một bộ phận lao động nông thôn, hạn chế lớn không chỉ là thiếu tay nghề mà còn thiếu cả tác phong lao động công nghiệp. Nhiều doanh nghiệp phải than trời chuyện cứ đến mùa gặt là nhiều lao động lại nghỉ việc để đi thu hoạch, trong khi đơn hàng không thể giao trễ…

Theo dự báo thời gian tới, thị trường lao động ngày càng có yêu cầu cao về chất lượng tay nghề lao động. Do vậy, nhu cầu tuyển dụng cũng có sự chuyển dịch về cơ cấu trình độ tay nghề, cung - cầu lao động sẽ  có nhiều biến động, dẫn đến tình trạng nhiều lao động đơn giản thất nghiệp (hoặc mất việc làm). Để có việc làm ổn định, thu nhập tốt, trước tiên người lao động cần có sự chuẩn bị về trình độ chuyên môn, tay nghề, ngoại ngữ - tin học, kỹ năng làm việc. Đồng thời, các nhà quản lý, các cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp cần tăng cường hợp tác, đầu tư cho hoạt động hướng nghiệp, tuyển sinh, đào tạo và thực hành sát với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.

Hoàng Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng về đoàn viên, người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân luôn là đợt cao điểm chăm lo cho công nhân lao động. Năm nay, với chủ đề: “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết", ngay từ thời điểm cuối tháng 4, nhiều hoạt động chăm lo cả về vật chất lẫn tinh thần đã được các cấp công đoàn đồng loạt thực hiện.

Hướng về đoàn viên, người lao động
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỔ XÔ RÚT BẢO HIỂM MỘT LẦN VÌ DỰ ÁN LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI SỬA ĐỔI:
Cần truyền thông sâu rộng

Thông tin từ Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi liên quan đến 2 phương án rút BHXH một lần thời gian qua khiến nhiều người lao động (NLĐ) hoang mang và đổ xô nghỉ việc để rút BHXH một lần, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.

Cần truyền thông sâu rộng
“Phao cứu sinh” cho lao động thất nghiệp

Nhờ các chính sách hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nên nhiều người lao động (NLĐ) đã vượt qua khó khăn về kinh tế, giải quyết được vấn đề việc làm để tạo thu nhập ổn định, góp phần ổn định thị trường lao động cũng như đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

“Phao cứu sinh” cho lao động thất nghiệp
Hơn 780 đơn vị trốn đóng bảo hiểm xã hội

Theo danh sách từ Cục Thuế TP. Huế, trên địa bàn thành phố hiện có 781 đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ) chưa tham gia đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc cho gần 6.000 người lao động (NLĐ).

Hơn 780 đơn vị trốn đóng bảo hiểm xã hội

TIN MỚI

Return to top