ClockThứ Hai, 31/07/2017 13:31

Những chiến sĩ người Thừa Thiên Huế hy sinh và có thể chưa được công nhận liệt sĩ

TTH - Sau ngày 23/8/1945 chỉ ít tuần, thực hiện chỉ đạo của Xứ ủy Trung Kỳ, tại Huế đã có 15 tờ báo cách mạng được xuất bản. Tuần báo Chiến Sĩ, cơ quan Huấn luyện và Tuyên truyền của Giải Phóng Quân Nguyễn Tri Phương, là một trong ba tờ báo đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Báo Chiến Sĩ và chuyên mục "Trên đài danh dự"

Tòa soạn "Chiến Sĩ" đóng tại số 8 đường Tự Đức, TP. Thuận Hóa (nay là số 8 đường Hùng Vương, TP. Huế), do ông Ngô Điền, thầy giáo dạy toán ở Trường Khải Định, học viên Trường Thanh niên Tiền tuyến Huế trước cách mạng, Trưởng ban Tuyên truyền Ủy ban Quốc phòng Thừa Thiên làm chủ bút. Tham gia Ban Biên tập và công việc của tòa soạn đồng thời là phóng viên có: Hồ Thanh Kha, Võ Văn Kỳ, Lê Bá Toại, Cao Văn Tường, Thái Quang Trai, Dương Tường, về sau thêm Thân Trọng Ninh làm quản lý.

Số 1 ra ngày 16/11/1945, in tại nhà in Ngô Tử Hạ, đường Gia Long (nay là Phan Đăng Lưu) TP. Huế, xuất bản được 39 số, mỗi tháng ba số, có tháng bốn số, cũng có tháng chỉ ra được hai số. Mỗi số có 4 trang, 8 trang, thi thoảng có số 12 trang, khổ 20 x 27cm; mấy số đầu phát hành 1.000 tờ, do nhu cầu của các chiến sĩ và bạn đọc, mấy số sau tăng lên 1.500 tờ.

Báo mở nhiều chuyên đề, trong đó có mục TRÊN ĐÀI DANH DỰ để tôn vinh những người lính Vệ Quốc đã chiến đấu và hy sinh anh dũng trên các mặt trận.

Trong quá trình nghiên cứu lịch sử báo chí, chúng tôi đã tiếp cận đủ 39 số báo Chiến Sĩ và gặp ở đây rất nhiều Vệ Quốc Quân được vinh danh TRÊN ĐÀI DANH DỰ, họ là những chiến sĩ đã hy sinh lúc còn rất trẻ (đa số họ chưa lập gia đình).

Dưới đây là danh sách Vệ Quốc Quân quê ở Thừa Thiên Huế, hy sinh tại các mặt trận từ cuối năm 1945 đến giữa đầu năm 1946 được đăng trên báo Chiến Sĩ. Do chiến tranh kéo dài, đất nước bị chia cắt làm hai miền, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên có thể những người lính “Chết vì Tổ quốc” này chưa được công nhận liệt sĩ. Với hy vọng, sau khi nhật báo Thừa Thiên Huế công bố sẽ giúp được phần nào cho thân nhân của các Anh có cơ sở xác minh, làm thủ tục đề nghị Nhà nước công nhận Liệt sĩ để hương linh các Anh dưới chín suối mỉm cười.

TRÊN ĐÀI DANH DỰ TỔ QUỐC GHI TÊN CÁC CHIẾN SĨ

I. Chiến sĩ hy sinh tại mặt trận Xuân Lộc, Biên Hòa và Bình Thuận:

1. Lê Văn Phùng, sinh ngày 8/8/1916, quê làng An Cựu, H. Hương Thủy; tử trận tháng 10/1945, tại mặt trận Xuân Lộc.

2. Nguyễn Văn Giao, sinh ngày 12/8/1925, quê làng Vân Thê, H. Hương Thủy; tử trận ngày 3/1/1946, tại mặt trận Biên Hòa.

3. Bảo Trị, sinh ngày 25/10/1925, quê làng Vĩ Dạ, H. Phú Vang; tử trận ngày 31/1/1946, tại làng Vĩnh Bảo, tỉnh Bình Thuận.

II. Chiến sĩ hy sinh tại mặt trận Nha Trang: 

4. Ngô Niệm, sinh ngày 15/10/1921, quê phường Phú Thọ, TP. Thuận Hóa.

5. Nguyễn Mỹ Trí, sinh ngày 12/9/1927, quê làng Hà Thanh, H. Phú Vang.

6. Tôn Thất Bảng, sinh ngày 13/3/1927, quê phường Phú Vinh, TP.Thuận Hóa.

7. Nguyễn Vinh, sinh ngày 20/9/1925, quê làng An Thuận, H. Hương Trà.

8. Đặng Tấn, sinh ngày 1/7/1912, quê làng An Xuân, H. Quảng Điền.

9. Nguyễn Văn Sự, sinh ngày 7/4/1929, quê làng Dương Nỗ, H. Phú Vang; tử trận ngày 22/10/1945.

10. Đinh Văn Tài, sinh ngày 1/9/1925, quê làng Nam Trung, H. Phú Vang; tử trận ngày 2/12/1945.

11. Mai Cảnh, sinh năm 1927, quê làng Viễn Trình, H. Phú Vang; tử trận ngày 2/12/1945.

12. Nguyễn Tiếp, sinh ngày 12/5/1925, quê làng Dưỡng Mông Thượng, H. Phú Vang; tử trận ngày 2/12/1945.

13. Nguyễn Phúng, quê làng Hà Cẩn, H. Quảng Điền; tử trận ngày 2/12/1945.

14. Bửu Đà, sinh ngày 23/12/1921, quê làng Vĩ Dạ, H. Phú Vang; tử trận ngày 11/1/1946.

15. Nguyễn Văn Tiêm, quê làng Vân Thê, H. Hương Thủy; tử trận ngày 2/12/1945.

16. Lê Thiềm, quê làng Lang Xá, H. Hương Thủy; tử trận ngày 2/12/1945.

17. Phan Bỉ, quê làng Lang Xá, H. Hương Thủy; tử trận ngày 2/12/1945.

18. Đặng Văn Tiền, quê làng Thanh Thủy, H. Hương Thủy; tử trận ngày 2/12/1945.

19. Ngô Tá Tảo, quê làng Lang Xá, H. Hương Thủy, tử trận ngày 2/12/1945.

20. Phan Văn Lia, sinh năm 1925, quê làng Phú Cát, H. Hương Trà; tử trận ngày 7/12/1945.

III. Các chiến sĩ hy sinh tại mặt trận Phà Lan, Đồng Hến, Mường Phìn:

21. Tôn Thất Vỹ, sinh ngày 15/10/1921, quê làng Phú Nhuận, H. Hương Thủy.

22. Nguyễn Đình Trúc, quê làng Thành Trung, H. Quảng Điền.

23. Nguyễn Khánh Thành, sinh năm 1924, quê làng Phú Hòa, H. Hương Trà.

24. Đinh Doãn Thọ, sinh ngày 9/12/1924, quê làng Truyền Nam, H. Phú Vang.

25. Nguyễn Thời, sinh ngày 6/10/1921, quê làng Phú Bình, H. Hương Trà; tử trận ngày 22/10/1945, tại mặt trận Đồng Hến.

26. Phạm Yến, quê làng Phước Hưng, H. Phú Lộc, tử trận ngày 1/2/1946, tại mặt trận Đồng Hến.

25. Nguyễn Sum, quê làng Chí Long, H. Phong Điền, tử trận ngày 1/2/1946, tại mặt trận Đồng Hến.

26. Phan Văn Cầu, quê làng Phú Hòa, H. Hương Trà; tử trận ngày 1/2/1946, tại mặt trận Đồng Hến.

27. Bửu Đồng, quê làng Nam Phổ, H. Phú Vang; tử trận ngày 1/2/1946, tại mặt trận Đồng Hến.

28. Huỳnh Tế, quê H. Phú Lộc, tử trận ngày 1/2/1946, tại mặt trận Đồng Hến.

29. Nguyễn Còi, quê làng Cao Đôi, H. Phú Lộc; tử trận ngày 1/2/1946, tại mặt trận Đồng Hến.

30. Trương Hàng, quê H. Hương Thủy; tử trận ngày 1/2/1946, tại mặt trận Đồng Hến.

31. Trần Quốc Phú, quê làng Kim Sơn, H. Hương Thủy; tử trận ngày 1/2/1946, tại mặt trận Đồng Hến.

32. Huỳnh Liên, quê làng Hiền Sĩ, H. Phong Điền; tử trận ngày 1/2/1946, tại mặt trận Đồng Hến.

33. Nguyễn  Duệ, quê làng Ô Sa, H. Quảng Điền; tử trận ngày 1/2/1946, tại mặt trận Đồng Hến.

34. Nguyễn Kinh, quê làng Thanh Thủy, H. Hương Thủy; tử trận ngày 1/2/1946, tại mặt trận Đồng Hến.

35. Mai Quang Chương, quê ở Gia Hội, TP. Thuận Hóa; tử trận ngày 1/2/1946, tại mặt trận Đồng Hến.

36. Nguyễn Ngọc Từ, quê làng Phú Ngạn, H. Quảng Điền; tử trận ngày 9/2/1946, tại mặt trận Phà Lan.

37. Nguyễn Thái, quê làng An Ninh Thượng, H. Hương Trà; tử trận ngày 9/2/1946, tại mặt trận Phà Lan.

38. Võ Hanh Vĩnh, quê làng An Ninh Thượng, H. Hương Trà. Tử trận ngày 9/2/1946, tại mặt trận Phà Lan.

39. Nguyễn Trung, quê TP. Thuận Hóa; tử trận ngày 9/2/1946, tại mặt trận Phà Lan.

40. Phan Văn Tùng, quê H. Phú Lộc; tử trận ngày 9/2/1946, tại mặt trận Phà Lan.

41. Trương Chất, quê làng Đại Lộc, H. Phong Điền; tử trận ngày 9/2/1946, tại mặt trận Phà Lan.

42. Nguyễn Quế, quê làng Nam Phổ, H. Phú Vang; tử trận ngày 9/2/1946, tại mặt trận Phà Lan.

43. Võ Văn Lồng, quê làng An Ninh, H. Hương Trà. Tử trận ngày 9/2/1946, tại mặt trận Phà Lan.

44. La Kim Lợi, quê phố Hàng Bè, TP. Thuận Hóa; tử trận ngày 9/2/1946, tại mặt trận Phà Lan.

45. Võ Cân, quê làng Cầu Hai, H. Phú Lộc; tử trận ngày 9/2/1946, tại mặt trận Phà Lan.

46. Nguyễn Phúng, quê làng Hòa Xuân, H. Phong Điền; tử trận ngày 9/2/1946, tại mặt trận Phà Lan.

47. Trần Khương, quê làng Hòa Xuân, H. Phong Điền; tử trận ngày 9/2/1946, tại mặt trận Phà Lan.

48. Nguyễn Nguyên, quê làng Diêm Trường, H. Phú Lộc; tử trận ngày 9/2/1946, tại mặt trận Phà Lan

49. Lê Loi, quê làng An Nông, H. Phú Lộc; tử trận ngày 9/2/1946, tại mặt trận Phà Lan.

50. Nguyễn Cầu, quê làng Minh Hương, H. Hương Trà; tử trận ngày 24/3/1946, tại mặt trận Sê Pôn.

51. Võ Cẩn, sinh tháng 3/1921, quê làng Gia Cốc, H. Phú Lộc; tử trận ngày 9/3/1946, tại mặt trận Phà Lan.

IV. Các chiến sĩ hy sinh tại mặt trận Phan Rang, Phan Thiết và Lâm Viên:

52. Võ Hanh Phiếm, sinh ngày 25/3/1927, quê làng An Ninh Hạ, H. Hương Trà; tử trận ngày 10/11/1945, tại mặt trận Phan Thiết.

53. Bửu Túc, sinh ngày 17/12/1922, quê làng Vĩ Dạ; tử trận ngày 10/11/1945, tại mặt trận Phan Thiết.

54. Nguyễn Văn Vinh, sinh ngày 7/9/1920, quê làng Địa Linh, H. Hương Trà; tử trận  ngày 11/11/1945, tại mặt trận Phan Thiết.

55. Trần Văn Xuân, sinh ngày 5/5/1923, quê làng Phú Cát, H. Hương Trà; tử trận ngày 11/11/1945, tại mặt trận Phan Thiết.

56. Tôn Thất Lương, sinh ngày 5/12/1925, quê làng Phú Cát, H. Hương Trà; tử trận ngày 11/11/1945, tại mặt trận Phan Thiết.

57. Bửu Thân, sinh ngày 14/5/1927, quê làng Kim Long, H. Hương Trà; tử trận ngày 11/11/1945, tại mặt trận Lâm Viên.

58. Phan Khang, sinh năm 1923, quê làng Phong Lai, H. Quảng Điền; tử trận ngày 11/3/1946, tại mặt trận Mã Trai (cách Phan Rang 12 cây số).

59. Tôn Thất Kỳ, sinh ngày 15/7/1922, quê xã Hương Phú, H. Hương Trà; tử trận ngày 31/1/1946, tại Đá Bàng (cách Phan Thiết 16 cây số).

V. Các chiến sĩ hy sinh tại mặt trận Ban Mê Thuột:

60. Đoàn Khiêm, quê làng Phú Bình, H. Hương Trà; tử trận ngày 30/1/1946.

61. Phan Đức Đôn, quê làng Vĩ Dạ, H. Phú Vang; tử trận ngày 30/1/1946.

62. Lê Văn Thu, quê ở Bến Ngự, Thuận Hóa; tử trận ngày 30/1/1946.

63. Đoàn Như Quê, ở khu vực ga Thuận Hóa; tử trận ngày 30/1/1946.

64. Nguyễn Chiêm, ở phường Phú Thọ, Thuận Hóa; tử trận ngày 30/1/1946.

65. Hồ Cân, quê làng Nguyệt Biều, H. Hương Thủy; tử trận ngày 30/1/1946.

Cuối mỗi ĐÀI DANH DỰ TỔ QUỐC GHI TÊN CÁC ANH,  "Chiến Sĩ" đều ghi câu: "Chiến Sĩ xin nghiêng mình trước vong linh các anh. Chiến Sĩ lại yêu cầu các Ủy ban Nhân dân địa phương cùng đồng bào săn sóc đến các tang gia, để tỏ lòng biết ơn của chúng ta đối với những người chết vì Tổ quốc".

Dương Phước Thu

(sưu tầm, giới thiệu)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động phòng ngừa, ứng phó với mưa lớn, ngập lụt

Sáng 1/11, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh có công văn yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cơ quan, đoàn thể trong tỉnh; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thị xã, TP. Huế; chủ công trình hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh chủ động phòng ngừa, ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.

Chủ động phòng ngừa, ứng phó với mưa lớn, ngập lụt
Đảng ủy Công an tỉnh trao Huy hiệu Đảng cho 2 đảng viên

Chiều 31/10, Đảng ủy Công an tỉnh tổ chức trao Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Đại tá Hồ Xuân Phương, Phó Giám đốc Công an tỉnh và Thượng tá Lê Hữu Phước, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp.

Đảng ủy Công an tỉnh trao Huy hiệu Đảng cho 2 đảng viên
Return to top