ClockThứ Tư, 15/03/2017 10:22

Nỗ lực để PCI 2017 tốt hơn

TTH - Vị trí 23/63 tỉnh, thành phố trong bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2016 (PCI 2016) vừa được Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Cơ quan Viện trợ phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố sáng hôm qua (14/3) cho thấy, Thừa Thiên Huế đã có bước ngược dòng đáng kể so với PCI năm 2015 (vị trí 29).

 

Với số điểm tổng hợp là 59,68 (tăng 1,16 điểm so với 2015), Thừa Thiên Huế cũng về thứ 4 trong kết quả xếp hạng PCI của các tỉnh duyên hải miền Trung, sau Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định và hiện đang dẫn đầu nhóm khá. Nhìn từ kết quả của 10 chỉ số thành phần, so với 2015 cũng có những cải thiện đáng kể ở chỉ số tiếp cận đất đai (từ 5,37 lên 6,14), chi phí thời gian (từ 5,72 lên 6,29), chi phí không chính thức (từ 5,20 lên 5,45), cạnh tranh bình đẳng (từ 4,48 lên 4,58), dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (từ 5,57 lên 6,03), đào tạo lao động (từ 6,09 lên 6,13) và thiết chế pháp lý (từ 5,08 lên 5,31).

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thân thiện, an toàn và minh bạch hơn; chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao hiệu quả quản lý điều hành, đưa PCI của tỉnh trở lại nhóm các tỉnh có chỉ số tốt nhất... là quyết tâm mà tỉnh đã đặt ra ngay từ năm 2017. Tích cực xúc tiến, tìm kiếm các cơ hội đầu tư và chủ động gặp gỡ, “chào hàng” với các đối tác trong và ngoài nước là những việc đã được lãnh đạo tỉnh và đại diện nhiều cơ quan có chức năng thực hiện ngay từ những ngày đầu năm và cũng có thể nhận thấy, đang có một chuyển động tích cực ở các hoạt động này. Ngay trong Kế hoạch hành động về tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn được UBND tỉnh ban hành ngày 10/3 vừa qua, đã có những mốc cụ thể cho việc rút ngắn các thủ tục, như thời gian nộp thuế còn không quá 119 giờ/năm; thời gian nộp bảo hiểm xã hội không quá 49 giờ/năm; việc cấp giấy phép và các thủ tục liên quan tối đa không quá 120 ngày; hoàn thành thủ tục xuất khẩu xuống còn dưới 10 ngày và thời gian nhập khẩu là dưới 12 ngày...  Trong mục tiêu phấn đấu đạt khoảng 6.400 doanh nghiệp đang hoạt động vào cuối năm, trong đó doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 700 và doanh nghiệp khởi nghiệp đạt tối thiểu 5% doanh nghiệp thành lập mới, tỉnh không chỉ hướng mà đã tạo lập hệ thống hỗ trợ khởi sự kinh doanh, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, ổn định cho doanh nghiệp. Nhiều cuộc tiếp xúc, đối thoại trực tuyến và trực tiếp của lãnh đạo tỉnh với doanh nghiệp trên tinh thần lắng nghe, trao đổi...  cũng đã giải quyết kịp thời các kiến nghị và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Việc làm thế nào để tăng điểm trở lại ở 3 chỉ số giảm điểm trong xếp hạng PCI 2016 (bao gồm gia nhập thị trường, tính minh bạch và tính năng động của chính quyền tỉnh) chắc chắn sẽ được đặt ra và chú trọng nhiều hơn trong những vấn đề đang được quan tâm và tích cực thay đổi thông qua việc rà soát, bổ sung cơ chế chính sách, cải cách hành chính mạnh mẽ hơn nữa... và đó là những nỗ lực đang được tiếp tục để tạo ra sự thay đổi một cách thực chất nhất, hiệu quả nhất trong năm 2017 này.

Minh Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết

Tối 21/12, tại Sân vận động Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đội tuyển Việt Nam đã có trận đấu gặp đội tuyển Myanmar trong khuôn khổ bảng B, giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (ASEAN Cup 2024). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến xem, cổ vũ và tặng hoa cho các cầu thủ.

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết
Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
Return to top