ClockThứ Tư, 19/11/2014 14:14

Phát triển dựa trên các lợi thế

TTH - Phát huy văn hóa theo hướng toàn diện, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng gia đình văn hóa, hòa thuận, hạnh phúc; phát triển sâu rộng thể dục thể thao quần chúng, chú trọng vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hình thành những sản phẩm du lịch biển đảo và du lịch di sản có thương hiệu, có sức cạnh tranh cao... là mục tiêu đặt ra tại Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, thể thao và du lịch vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung (MT) đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 (bao gồm 5 tỉnh, TP là Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định) vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 13-11-2014.

Theo mục tiêu cụ thể được đặt ra tại quy hoạch này, TP Huế (Thừa Thiên Huế) và TP Đà Nẵng được định hướng trở thành trung tâm văn hóa, nghệ thuật, nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực văn hóa nghệ thuật và gia đình không chỉ cho MT mà cho cả Tây Nguyên; đáp ứng yêu cầu tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật cấp quốc gia và quốc tế; TP Quy Nhơn (Bình Định) sẽ trở thành trung tâm văn hóa phía nam của vùng; Không chỉ các giá trị di sản thế giới, di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt mà các di sản văn hóa tiêu biểu đặc trưng của các địa phương và các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số cũng sẽ được ưu tiên bảo tồn và phát huy. Các thương hiệu văn hóa - nghệ thuật của vùng được xác định tại quy hoạch này bao gồm festival di sản, liên hoan múa quốc tế, festival võ thuật cổ truyền Việt Nam, festival pháo hoa quốc tế.

Quy hoạch cũng đặt ra mục tiêu phát triển vùng trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước, có các sản phẩm đặc thù và có sức cạnh tranh cao. Mục tiêu cụ thể đặt ra đến 2020 là đón khoảng 6 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 8 triệu lượt khách nội địa và 10 triệu lượt khách quốc tế, 15 triệu lượt khách nội địa là con số hướng đến của năm 2030. Có hai phân khúc thị trường được chú trọng ở lĩnh vực du lịch cần phát triển mà quy hoạch đặt ra là khách lưu trú dài ngày và chi tiêu cao; khách du lịch nội địa nghỉ dưỡng, giải trí, mua sắm, lễ hội tâm linh...

Cũng theo quy hoạch, Lăng Cô - Cảnh Dương được xác định là 1/6 khu lịch quốc gia, Bạch Mã là 1/5 điểm du lịch quốc gia và Huế 1/3 đô thị quốc gia của vùng. Bên cạnh đó là các lợi thế khác của cả vùng sẽ được chú trọng và quan tâm đầu tư về du lịch di sản, du lịch văn hóa, du lịch biển đảo, du lịch tâm linh...

Cùng với việc phát huy những lợi thế so sánh của cả vùng kinh tế trọng điểm của MT, quy hoạch lần này đã thực sự quan tâm đến đời sống văn hóa tinh thần của người lao động khi đặt ra mục tiêu đến năm 2020, 100% khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất có quy hoạch quỹ đất để xây dựng các thiết chế văn hóa, trong đó 80% số khu công nghiệp tập trung (đã đi vào hoạt động) xây dựng được trung tâm văn hóa-thể thao phục vụ công nhân, người lao động... Những điều này đã cho thấy tính toàn diện của bản quy hoạch để hướng đến tiêu chí phát triển đa dạng, chất lượng và nhân văn và hợp lý trong dòng chảy của cuộc sống đương đại.

Lê Nguyễn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời

Cách đây 80 năm, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (nay thuộc hai xã Tam Kim và Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời
Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP. Huế

Sáng 21/12, UBND TP. Huế tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố nhân dịp Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).

Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP Huế
80 năm trước quân đội ta ra đời

Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, đúng 17 giờ chiều ngày 22/12/1944, tại núi Slam Cao, trong khu rừng Trần Hưng Đạo, nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, đồng chí Võ Nguyên Giáp được Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức lãnh đạo và chỉ huy, đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, đồng thời vạch rõ nhiệm vụ của Đội đối với Tổ quốc.

80 năm trước quân đội ta ra đời

TIN MỚI

Return to top