ClockThứ Hai, 15/06/2020 11:40

Phát triển nhanh, bền vững trên nền tảng tri thức và văn hóa

TTH.VN - Sáng 15/6, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ có bài phát biểu thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT- XH) và ngân sách nhà nước năm 2019, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2020. Thừa Thiên Huế Online trích đăng bài phát biểu nói trên.

Hôm nay 15/6, Quốc hội tiếp tục thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nướcTuần làm việc từ ngày 15-19/6: Quốc hội quyết định nhiều vấn đề quan trọngRa mắt Hội đồng Bầu cử Quốc gia gồm 21 thành viênKỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV: Thảo luận về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nướcBà Nguyễn Thị Kim Ngân được bầu làm Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc giaKỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV: Khắc phục bất cập trong công tác quản lý dân cưKỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV: Biểu quyết Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2021

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ phát biểu trước Quốc hội sáng 15/6. (Ảnh chụp màn hình)

Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh thống nhất nhận định về đánh giá tình hình triển khai kế hoạch KT - XH năm 2020 của Chính phủ; đồng thời nhấn mạnh bài học về sức mạnh kỷ luật, sự đồng thuận, chung sức đồng lòng trong thời điểm khó khăn nhất của đất nước là bài học quý báu trong quá trình phục hồi và phát triển đất nước sau đại dịch.

Đón thời cơ cho nền kinh tế

Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh nhấn mạnh, cử tri Thừa Thiên Huế vui mừng, cảm ơn Quốc hội, Chính phủ và đánh giá cao công tác chỉ đạo điều hành chủ động, quyết liệt của Chính phủ trong phòng chống đại dịch COVID-19 thời gian qua. Những kết quả đạt được trong kiểm soát dịch bệnh được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Với thông điệp y tế cộng đồng rõ ràng, hành động nhanh, truy vết tích cực, chúng ta đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng chống dịch, đã tạo nên nền tảng quan trọng trong kiểm soát và giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Thừa Thiên Huế đã và đang đồng hành cùng cả nước trong công tác phòng chống dịch cũng như quá trình phục hồi các hoạt động KT- XH trong trạng thái bình thường mới; với quan điểm không cực đoan cũng như không chủ quan, quyết tâm thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế.

Ông Phan Ngọc Thọ khẳng định, phục hồi, đón thời cơ cho nền kinh tế là nhiệm vụ cấp bách của đất nước trong thời điểm hiện nay. Đây là thời điểm, là cơ hội để chúng ta đánh giá sự thích nghi, chủ động của nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh có thể xuất hiện mọi lúc mọi nơi với quy mô toàn cầu, đặc biệt tác động của chuỗi sản xuất trong bối cảnh hòa nhập ngày càng sâu rộng.

“Đề nghị Chính phủ có đánh giá đầy đủ để có lộ trình chuyển đổi, hình thành chuỗi sản xuất tin cậy, đa dạng, chủ động, tạo nền tảng cho phát triển nền kinh tế có năng lực phản ứng nhanh, linh hoạt thích ứng với các biến động của nền kinh tế bên trong cũng như bên ngoài”- ông Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh.

Cải cách thể chế, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ (bìa phải) cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu bên hành lang Quốc hội. Ảnh: Linh Trọng

Theo ông Phan Ngọc Thọ, đây là thời điểm cơ hội cho Việt Nam tận dụng từ việc điều chỉnh, sắp xếp lại cục diện kinh tế, thương mại toàn cầu do dịch bệnh gây ra. Trước xu hướng chuyển dịch chuỗi sản xuất nhằm tận dụng tốt cơ hội, hạn chế các rủi ro đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành khẩn trương đánh giá các chính sách thu hút, tác động đầu tư hình thành chuỗi giá trị trong mối quan hệ kinh tế - quốc phòng, kinh tế - môi trường. Có giải pháp nguồn nhân lực, chú trọng nhân sự quản lý, công nhân kỹ thuật cao. Với nguyên tắc không bỏ qua cơ hội thu hút đầu tư vừa đảm bảo phát triển kinh tế bền vững gắn với đảm bảo an ninh - quốc phòng - môi trường.

Thời gian qua, hệ thống pháp luật của Việt Nam từng bước cải thiện, môi trường đầu tư nâng cao sức cạnh tranh. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, để đón đầu và đón được những nhà đầu tư có thương hiệu, năng lực tài chính, cam kết đầu tư lâu dài thì Chính phủ cần có những quyết sách và cơ chế đặc thù thu hút đầu tư vượt trội so với các nước trong khu vực, tập trung một số địa bàn trọng điểm trên cả 3 vùng Bắc – Trung – Nam.

Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ đề xuất, cần sớm kịp thời rà soát để sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để khắc phục sự chồng chéo, bỏ sót, chưa rõ ràng thậm chí không phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật cao hơn nhằm tránh cho các cấp chính quyền cũng như nhà đầu tư gặp những rủi ro về pháp lý do thiếu sự đồng bộ các hệ thống văn bản, tạo lòng tin của doanh nghiệp cũng như sự tự tin của các cơ quan chính quyền trong quá trình cấp phép đầu tư và tiếp cận đất đai.

Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong các lĩnh vực kinh tế, tập trung chuyển đổi số trong hoạt động cơ quan hành chính nhằm phát huy hiệu quả vận hành Chính phủ điện tử, góp phần quan trọng thực hiện cải cách hành chính, hiện thực hóa lộ trình giảm giấy tờ, giảm thời gian, giảm chi phí trong giải quyết thủ tục hành chính. Chuyển đổi số trong hệ thống cơ quan hành chính cần phải đi đầu - là điều kiện quan trọng thúc đẩy và phát huy hiệu quả, sự đồng bộ chuyển đổi số của các lĩnh vực kinh tế.

Phát huy hiệu quả thực hiện các giải pháp công nghệ thông tin được áp dụng phục vụ công tác điều hành, giám sát dịch bệnh trong thời gian qua để hoàn thiện về mặt giải pháp và cơ sở pháp lý nhằm duy trì, nhân rộng phục vụ tiến trình “làm việc không giấy tờ, họp không tập trung, giải quyết thủ tục hành chính không gặp mặt và thanh toán không dùng tiền mặt” và quan trọng là tạo lập cơ sở dữ liệu quốc gia về sức khỏe toàn dân gắn liền với vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Động lực mới cho Thừa Thiên Huế phát triển

Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và sự hỗ trợ của Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành là động lực cho Thừa Thiên Huế phát triển

Trước Quốc hội, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, cử tri Thừa Thiên Huế chân thành cảm ơn Chính phủ, Quốc hội đã quan tâm chỉ đạo, theo dõi, động viên hỗ trợ kịp thời cho Nhân dân tỉnh nhà trong suốt quá trình thực hiện cuộc di dân lịch sử Khu vực I Kinh thành Huế. Đến nay, đã cơ bản hoàn thành đợt 1 đối với dân cư khu vực Thượng thành với quy mô 576 hộ, từ nay đến cuối năm tập trung di dân cho khoảng 2.362 hộ của giai đoạn I còn lại.

Ông Phan Ngọc Thọ khẳng định, một động lực mới cho Thừa Thiên Huế phát triển trong giai đoạn tới khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 54 về định hướng xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế. Thừa Thiên Huế đang tập trung mọi nỗ lực phối hợp với các Bộ, ngành triển khai các nội dung Nghị quyết để báo cáo Chính phủ và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội.

“Với mô hình và tiêu chí đặc thù cho đô thị di sản chưa có tiền lệ, Thừa Thiên Huế rất mong được sự chỉ đạo hỗ trợ của Bộ, ngành, các Ủy ban của Quốc hội để hoàn thành mở rộng địa giới thành phố Huế cũng như các cơ sở pháp lý về tiêu chí phân loại đô thị, tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính đối với mô hình đô thị di sản trong năm 2020 nhằm giúp Thừa Thiên Huế vươn lên xứng tầm cố đô, phát triển nhanh trên nền tảng tri thức, phát triển bền vững trên nền tảng văn hóa, đảm bảo hài hòa trong quá trình bảo tồn và phát triển, tạo cơ hội để người dân có điều kiện sống và làm việc tốt nhất và quan trọng là thúc đẩy công cuộc giữ gìn, phục hồi và phát huy giá trị di sản Cố đô, giá trị nhân văn, bản sắc văn hóa Huế nói riêng và văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam nói chung”- Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh mong muốn.

 * Tiêu đề bài viết do Tòa soạn đặt

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV:
Cần bổ sung quy định về hành lang an toàn mỏ

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, chiều 5/11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.

Cần bổ sung quy định về hành lang an toàn mỏ
Quốc hội thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025

Ngày 4/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia...

Quốc hội thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025
Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 31/10 đã diễn ra phiên thảo luận tại tổ về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ cao đối với Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (Đề án); đồng thời cho rằng, Huế xứng đáng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top