ClockThứ Tư, 18/10/2023 16:20

Phát triển văn hóa gắn với phát triển con người

TTH.VN - “Nghiên cứu sâu các thành tựu, những hạn chế; đổi mới tư duy, nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa, con người Huế trong sự phát triển chung” là mục tiêu chung của Đoàn khảo sát Ban Chỉ đạo Trung ương do UVTW Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm trưởng đoàn khi làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh sáng 18/10 về tổng kết 40 năm đổi mới xây dựng, phát triển văn hóa và xây dựng con người Việt Nam.

Những chấm phá về văn hóa làngKhẳng định và phát huy văn hóa truyền thốngTuyên truyền, lan tỏa về xây dựng và phát triển văn hóa Huế, con người Huế

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định, Huế phải xác định được thế mạnh của mình là văn hóa 

Làm việc cùng đoàn có: UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương Phạm Văn Linh; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Nguồn lực nội sinh quan trọng

Báo cáo tại buổi làm việc, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Khánh Hùng khẳng định, xây dựng văn hóa, phát triển văn hóa, con người Huế luôn được Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định, là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và lâu dài.

Văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế, con người Huế nói riêng là nền tảng tinh thần của xã hội, là nguồn lực nội sinh quan trọng; tạo điều kiện và môi trường, khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng để tỉnh phát triển nhanh và bền vững, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Tỉnh luôn chú trọng đến xây dựng con người Huế phát triển toàn diện; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; chú trọng xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế.

Việc xây dựng văn hóa trong kinh tế được các cấp, các ngành chú trọng, nhất là việc cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nhân, doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp được quan tâm chỉ đạo thực hiện trên cơ sở ý thức tôn trọng pháp luật, xây dựng thương hiệu, cạnh tranh lành mạnh, phát triển bền vững, kinh doanh có hiệu quả.

Tỉnh cũng đã nỗ lực huy động nguồn lực thực hiện và cơ bản hoàn thành dự án văn hóa; các giá trị văn hóa phi vật thể; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để nâng cao chất lượng, sản phẩm văn hoá hướng đến phát triển công nghiệp văn hoá, phát huy những tiềm năng và giá trị văn hoá Việt Nam, văn hóa Huế...

Tại buổi làm việc, Tỉnh ủy, các sở, ban, ngành của tỉnh chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện, cụ thể hóa các vấn đề văn hóa. Từ đó, rút ra 7 bài học kinh nghiệm để xây dựng văn hóa, phát triển văn hóa, con người Huế đạt kết quả cao hơn nữa trong thời gian tới.

Đó là, lấy con người là trung tâm của sự phát triển; phát huy vai trò của văn hóa, con người và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, khát vọng phát triển; vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách sát với tình hình thực tiễn để huy động và sử dụng có hiểu quả các nguồn lực cho đầu tư...

Nhiều kiến nghị, đề xuất cũng đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành của tỉnh gửi đến Đoàn khảo sát của Ban Chỉ đạo Trung ương liên quan đến việc, sớm phát triển Đại học Huế thành Đại học quốc gia; nguồn lực để Thừa Thiên Huế phát triển kết cấu hạ tầng và các thiết chế văn hóa, xã hội; phân bổ các dự án, chương trình nhằm góp phần gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa Huế.

Xác định được thế mạnh

Ngoài đánh giá những kết quả đã đạt được của tỉnh về phát triển văn hóa, con người Huế, tại buổi làm việc, các ý kiến của các chuyên gia về văn hóa cho rằng, tỉnh cần làm rõ hơn hạn chế, những điểm nghẽn; những vấn đề đặt ra hiện nay; bài học xuyên suốt. Từ cơ sở đó, có sự chỉ đạo, tập trung tháo gỡ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.

Các chuyên gia về văn hóa đóng góp ý kiến tại buổi làm việc 

Tỉnh cần làm rõ những kinh nghiệm trong giữ vững được nét đặc trưng, truyền thống của con người, văn hóa Huế; quan tâm xây dựng gia đình văn hóa gắn với duy trì gia đình của con người Huế; đánh giá thực chất về thiết chế văn hóa và tính hiệu quả của nó, nhất là ở cơ sở.

Nhiều ý kiến khẳng định, Huế là nơi phát triển mạnh về văn hóa, nên đánh giá, đi sâu để không chỉ làm rõ hơn giá trị của lĩnh vực văn hóa, mà cả lĩnh vực nghệ thuật; phân tích sâu hơn sự phát triển bền vững về văn hóa, có dự án tham gia của cộng đồng, người dân; vấn đề cốt lõi cũng là hướng đến sự hài lòng của người dân...

Các ý kiến đề cập tại buổi làm việc đều được lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh giải đáp, phân tích, làm rõ thêm trên cơ sở củng cố hoàn thiện những giá trị văn hóa, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình khẳng định: Tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề để giải quyết từng vấn đề, lĩnh vực thế mạnh và còn yếu; rà soát, xây dựng lại quy hoạch của từng ngành, lĩnh vực liên quan đến văn hóa.

Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương Phạm Văn Linh nhấn mạnh, Thừa Thiên Huế là địa phương thực hiện tốt các chính sách về an sinh xã hội, dịch vụ công; có nhiều thành quả lớn trên lĩnh vực xã hội – văn hóa, con người.

UVTW Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải lưu ý, kết quả buổi làm việc là nội dung quan trọng, là cơ sở để Trung ương tổng kết thực tiễn địa phương.

Huế phải xác định được thế mạnh của mình là văn hóa. Các yếu tố chứa đựng văn hóa là hệ thống di sản văn hóa hàng trăm năm, hệ sinh thái đầm phá đa dạng và phong phú. Vì vậy, tỉnh phải có chiến lược thu hút nguồn lực trong và ngoài nước để duy trì và phát triển văn hóa; bổ sung thêm các biểu đồ, các số liệu so sánh, bổ sung chỉ số thành phần phát triển con người, văn hóa Huế.  

Tiếp thu các ý kiến của Đoàn khảo sát Ban Chỉ đạo Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu yêu cầu UBND tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh tiếp tục khắc phục những tồn tại, hạn chế; tập trung các giải pháp; tăng cường lãnh, chỉ đạo để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ về sự phát triển văn hóa – xã hội; xây dựng văn hóa, con người Huế gắn với mục tiêu sớm đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị; góp phần tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác đổi mới theo định hướng XHCN phát triển văn hóa, xã hội và xây dựng con người trong 40 năm qua.

Bài, ảnh: PHONG ANH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thừa Thiên Huế và Ninh Bình trao đổi kinh nghiệm trong xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương

Chiều 15/3, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế và Tỉnh ủy Ninh Bình tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm về công tác lãnh đạo, chỉ đạo; xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương theo đặc trưng đô thị di sản Cố đố gắn với với thúc đẩy các cơ chế, chính sách đặc thù; trùng tu, phục dựng, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản Cố đô Huế; phát triển du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thừa Thiên Huế và Ninh Bình trao đổi kinh nghiệm trong xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương
“Đại tướng Nguyễn Chí Thanh – Nhà lãnh đạo chiến lược, người chỉ đạo thực tiễn xuất sắc của cách mạng Việt Nam”

Sáng 29/12, tại TP. Huế, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Quốc phòng, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Hội thảo Khoa học với chủ đề: “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh – Nhà lãnh đạo chiến lược, người chỉ đạo thực tiễn xuất sắc của cách mạng Việt Nam”.

“Đại tướng Nguyễn Chí Thanh – Nhà lãnh đạo chiến lược, người chỉ đạo thực tiễn xuất sắc của cách mạng Việt Nam”
Văn hóa là nền tảng, động lực để phát triển xã hội

Sáng 24/11, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng bằng hình thức trực tuyến.

Văn hóa là nền tảng, động lực để phát triển xã hội

TIN MỚI

Return to top