ClockThứ Năm, 11/11/2021 10:42

Phó trưởng Đoàn ĐBQH Thừa Thiên Huế- Nguyễn Thị Sửu: Cần đầu tư hơn nữa cho giáo dục

TTH.VN - Sáng 11/11, Quốc hội tiếp tục phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ ba, thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, như: Vẫn còn khoảng cách lớn trong việc dạy và học trực tuyến giữa các vùng miền; chất lượng học trực tuyến chưa được cải thiện; việc đón học sinh trở lại trường trong bình thường mới…

Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2021 lần đầu được tổ chức trực tuyếnNgày 10/11, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hộiKỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV: Bảo hiểm là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hộiChọn dự án cấp bách tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi để đầu tư có trọng tâmNgày 8/11, Quốc hội thảo luận về kế hoạch phát triển KH-XH và công tác phòng chống dịchTuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV

Phó Trưởng đoàn ĐBQH Thừa Thiên Huế - Nguyễn Thị Sửu trong một lần phát biểu tham luận tại hội trường Quốc hội 

Bên lề Quốc hội, trao đổi với phóng viên, Phó Trưởng đoàn ĐBQH Thừa Thiên Huế - Nguyễn Thị Sửu kỳ vọng vào phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn về các giải pháp cho những vấn đề nêu trên. Đồng thời mong muốn, cần đầu tư hơn nữa nguồn lực cho sự nghiệp giáo dục.

Theo đại biểu, làm thế nào để đảm bảo an toàn khi học trực tuyến là vấn đề được đặt ra gần đây. Những hệ luỵ về tâm lý của học trực tuyến sẽ trở thành vấn đề học đường trong thời gian tới. Ví dụ, học sinh không được hoạt động ngoài trời, các hoạt động trải nghiệm không được triển khai, điều này làm hạn chế sự phát triển của các em. Đại biểu sẽ gửi nội dung này chất vấn bộ trưởng.

Ngoài ra, hạ tầng việc học online, chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 chưa có gì nhiều do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Việc phân bổ nguồn ngân sách ra sao, mức độ sử dụng thế nào. Đặc biệt, vấn đề đầu tư cho đội ngũ quản lý, đổi mới nhà quản lý, giáo viên hậu COVID-19 ra sao? Việc thích ứng và thích nghi của người học? Đặc biệt là học sinh mầm non, tiểu học rất cần phát triển toàn diện về nhân cách cũng như thể chất thì giải quyết ra sao?    

Đến nay, việc thích ứng với giảng dạy online chỉ một bộ phận giáo viên ở những vùng thuận lợi, thành phố đã kịp thời nhưng ở những vùng sâu, vùng thiểu số là khó khăn. Dịch COVID-19 đã khiến rất nhiều trường học ở vùng biên, vùng nông thôn trở thành khu cách ly. Những nơi ấy chưa phủ hệ thống internet, hạ tầng công nghệ thông tin chưa đáp ứng. Bên cạnh đó, họ lại chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt thường xuyên. Dù vậy, ở các mức độ khác nhau, những vùng này đã có sự đồng hành, ưu tiên căn cơ của Đảng và Nhà nước để giáo viên kịp thích ứng theo phương pháp mới. Ở một số vùng trung tâm các xã, huyện biên giới được trang bị hạ tầng công nghệ thông tin nhưng chưa đồng bộ được. Điều này cần được quan tâm hơn. Bên cạnh đó là sự hạn chế của các gia đình khi sử dụng các thiết bị điện thoại thông minh, ipad hay máy tính. Để trang bị được điều đó dường như là không thể.    

Giáo dục đang là quyết sách hàng đầu, các vấn đề đổi mới căn bản toàn diện giáo dục dưới những ảnh hưởng của dịch COVID-19 là chưa đạt được mục tiêu. Đại biểu cho rằng, cần đầu tư toàn diện hơn nữa cho ngành giáo dục: Kinh phí, đất đai, nguồn nhân lực, đặc biệt là lực lượng đội ngũ thầy cô trong nhà trường. Những người thầy giáo là điểm sáng nhân cách về đạo đức chắc chắn truyền nhanh, mạnh cho người học để ngay từ bé bồi dưỡng, trang bị cách đối nhân xử thế, hài hoà trong mối quan hệ. Đây là điều rất cần trong giáo dục.

Thái Bình- Việt Linh (ghi)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị các ủy ban chủ trì thẩm tra khẩn trương phối hợp với cơ quan hữu quan hoàn chỉnh báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo luật, nghị quyết bảo đảm chất lượng, sớm gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, bảo đảm đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu trước khi biểu quyết thông qua.

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua

TIN MỚI

Return to top