ClockThứ Năm, 21/05/2020 08:52

Quốc hội họp trực tuyến là linh hoạt, không cản trở quyền của đại biểu

Quốc hội lần đầu tiên họp trực tuyến tại Kỳ họp thứ 9. Các đại biểu Quốc hội cho rằng đây là cơ hội ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện sự linh hoạt.

Khai mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIVChính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Thừa Thiên HuếHoàn thiện công tác chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV

Đây là kỳ họp đặc biệt, ghi dấu của sự đổi mới, hiện sự linh hoạt, tận dụng tối đa lợi thế ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại, song vẫn bảo đảm duy trì không khí dân chủ, công khai theo đúng quy định của pháp luật.

Đại biểu Đôn Tuấn Phong, đoàn An Giang cho biết, các đại biểu không họp tập trung trong nửa đầu kỳ họp nhưng việc cung cấp thông tin cho các đại biểu Quốc hội vẫn được duy trì và bảo đảm thực hiện thông qua các phần mềm ứng dụng.

Đại biểu Quốc hội có thể gửi câu hỏi, yêu cầu cung cấp thông tin và nhận kết quả trực tiếp trên hệ thống cung cấp thông tin trực tuyến của Thư viện Quốc hội.

Phiên Khai mạc Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV

.Theo đại biểu Phong, việc Quốc hội họp trực tuyến là một biện pháp cần thiết, một sự đổi mới linh hoạt để đáp ứng yêu cầu vừa kiểm soát được dịch bệnh, giãn cách một cách hợp lý nhưng đồng thời vẫn thực hiện được đúng chức năng, nhiệm vụ Quốc hội.

"Theo quy định của Luật việc giám sát, đại biểu Quốc hội phải thường xuyên, liên tục hàng ngày thông qua nhiều phương thức, nên tôi cho rằng, họp trực tuyến không có gì cản trở đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội, đó là thực hiện công tác giám sát" - vị đại biểu đoàn An Giang nói.

Còn đại biểu Trần Quang Chiểu, đoàn Nam Định cho rằng, họp trực tuyến tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí cho việc đi lại. Bên cạnh đó, hình thức cung cấp tài liệu trực tuyến giúp tiết kiệm chi phí in ấn tài liệu. Những cải tiến này đã được ứng dụng và được đại biểu đón nhận, đánh giá cao.

"Dịch Covid-19 cũng là cơ hội tăng cường áp dụng công nghệ thông tin. Tôi đã 63 tuổi và không thấy khó khăn hay trục trặc cả trong quá trình tiếp thu, sử dụng công nghệ thông tin và nghiên cứu tài liệu”- đại biểu Chiểu chia sẻ thêm.

Bên cạnh đó, một số đại biểu cho rằng kỳ họp trực tuyến là dịp rút ra kinh nghiệm để triển khai những cuộc họp khác của Quốc hội và các cơ quan khác thời gian tới.

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, đoàn Ninh Thuận cho rằng, mọi người cũng lo ngại khả năng có thể có những trục trặc về mặt kỹ thuật vì đây là lần đầu tiên Quốc hội họp trực tuyến tại Kỳ họp.

"Từ bây giờ đến cuối tháng 5 thì có thể nó sẽ có những trục trặc, nhưng thực tế đã thực hiện được điều mong muốn, nhất là việc phát biểu, đăng ký phát biểu của các đại biểu. Bây giờ không để lại bất cứ khó khăn gì. Qua đây, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể có rút kinh nghiệm từ cuộc họp này để có thể triển khai những cuộc họp khác của Quốc hội cũng như của Chính phủ” - ông Nguyễn Sĩ Cương nêu quan điểm.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, bao gồm: Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Di sản văn hóa; Luật Công chứng; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Công đoàn; Luật Dữ liệu; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua
Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Sáng 3/12, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã

Ngày 30/11, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 175/2024/QH15 về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (NQ175); cùng thời điểm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành Nghị quyết 1314/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023-2025 (NQ 1314). Các nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã
Return to top