ClockThứ Sáu, 01/06/2018 09:43

Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về quy hoạch

Theo chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng 1/6, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến Luật Quy hoạch.

Quốc hội nghe và thảo luận hai dự án luật quan trọngHôm nay Quốc hội thảo luận dự thảo sửa đổi Luật Tố cáo và Luật Cạnh tranhKỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Thảo luận về 3 dự án luật

Căn cứ Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017, thực hiện kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 23, Chính phủ đã xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về quy hoạch tại Luật Hóa chất, Luật Điện lực, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Luật Phòng chống tác hại thuốc lá, Luật An toàn thực phẩm; Luật Dược; Luật Công chứng; Luật Trẻ em; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Khoa học công nghệ; Luật Xây dựng; Luật Quy hoạch đô thị (13 luật).

Việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về quy hoạch tại 13 luật trên (có hiệu lực đồng thời với Luật Quy hoạch từ 1/1/2019) là cần thiết, tránh tạo ra các khoảng trống pháp lý, các xung đột, cũng như các vướng mắc trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các quy hoạch ngành, góp phần đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong đầu tư kinh doanh và đảm bảo nguồn kinh phí cho việc lập quy hoạch cho thời kỳ 2021 - 2030. Dự thảo luật gồm 14 điều, trong đó có 13 điều quy định việc sửa đổi 13 luật và 1 điều về quy định hiệu lực thi hành luật. Theo dự kiến, đây là dự án luật duy nhất được thông qua tại kỳ họp này theo quy trình tại một kỳ họp.

Buổi chiều, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật Chăn nuôi; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Chăn nuôi.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đo đạc và bản đồ. Sau đó, các đại biểu thảo luận nội dung này tại hội trường.

Tại phiên họp thứ 22, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về những vấn đề lớn trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đo đạc và bản đồ, gồm: Phạm vi điều chỉnh của Luật (Điều 1); Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đo đạc và bản đồ (Điều 4); Về cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia (Điều 15); xây dựng, vận hành, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và thành lập, cập nhật hệ thống bản đồ địa hình quốc gia (Điều 16); về hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc cơ sở chuyên ngành (Điều 23); Đo đạc, thành lập hải đồ (Điều 27); Đo đạc, thành lập bản đồ công trình ngầm (Điều 29); Hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; Điều kiện kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ; Quản lý nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ.

Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật gồm có 09 chương, 61 điều, giảm 02 điều so với dự thảo Luật của Chính phủ đã trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV:
Cần bổ sung quy định về hành lang an toàn mỏ

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, chiều 5/11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.

Cần bổ sung quy định về hành lang an toàn mỏ
Quốc hội thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025

Ngày 4/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia...

Quốc hội thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025
Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 31/10 đã diễn ra phiên thảo luận tại tổ về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ cao đối với Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (Đề án); đồng thời cho rằng, Huế xứng đáng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top