ClockThứ Tư, 29/05/2024 10:26

Quốc hội thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước

Ngày 29/5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024 và nhiều nội dung quan trọng khác.

Thêm cơ chế, chính sách đãi ngộ phù hợp đối với người có tài năng xuất sắcKỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc thêm các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộcNgày 25/5, Quốc hội thảo luận về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết 43

Quang cảnh phiên họp sáng 29/5. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN 

Điều hành phiên họp sáng 29/5, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, theo chương trình, Quốc hội thảo luận ở hội trường về ba nội dung: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2024. Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới và thảo luận về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

Phiên thảo luận được phát thanh và truyền hình trực tiếp trên Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Truyền hình Quốc hội để nhân dân và cử tri theo dõi.

Dự khán phiên họp Quốc hội hôm nay và ngày mai (30/5), có 58 đại biểu là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, lãnh đạo các Ban của Hội đồng nhân dân của 25 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

“Các nội dung nêu trên đã được Quốc hội thảo luận tại tổ với 163 lượt ý kiến phát biểu. Các ý kiến thảo luận đã được Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, các cơ quan liên quan để nghiên cứu, tiếp thu. Thời gian thảo luận tại hội trường về nội dung trên là một ngày”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh.

Đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận các nội dung nêu trên trong Tờ trình của Chính phủ và các Báo cáo thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội, theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, trong đó cần lưu ý các giải pháp để ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế; kiểm soát lạm phát, tỷ giá và các mặt hàng thiết yếu để ổn định đời sống nhân dân và sản xuất kinh doanh. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm.

Đồng thời, lưu ý về các giải pháp: Cải thiện thị trường tiền tệ, trái phiếu, bất động sản, chứng khoán, khôi phục sản xuất kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp, tạo việc làm, giảm thất nghiệp, tháo gỡ các điểm nghẽn hiện nay về tăng năng suất lao động, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với nợ xấu, cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.

Khắc phục các hạn chế trong phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, quản lý điều hành thu, chi ngân sách nhà nước, đảm bảo cân đối ngân sách, an ninh tài chính ngân sách quốc gia; khắc phục những hạn chế, bất cập về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước nêu trong Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra và ý kiến cử tri, nhân dân phản ánh đến các đại biểu Quốc hội và Quốc hội.

Về kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới và công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị các đại biểu cho ý kiến về kết quả đạt được; các bất cập, hạn chế, nguyên nhân và các giải pháp để thực hiện các mục tiêu về bình đẳng giới và đẩy mạnh công tác thực hành tiết kiệm, kiệm, chống lãng phí.

Cho biết hiện đã có 152 đại biểu đăng ký thảo luận, Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Hải đề nghị mỗi đại biểu phát biểu không quá 5 phút, tranh luận không quá 2 phút, đi thẳng vào vấn đề, tránh trùng lặp. Đoàn Chủ tịch sẽ mời phát biểu theo thứ tự đăng ký. Trường hợp nhiều đại biểu đăng ký, Đoàn Chủ tịch sẽ sắp xếp theo thứ tự và thời gian hợp lý.

“Quá trình điều hành Đoàn Chủ tịch sẽ mời các Bộ trưởng, Trưởng ngành giải trình, làm rõ các vấn đề mà đại biểu Quốc hội nêu”, Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Hải nêu rõ.

Theo baotintuc.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chính phủ đề xuất điều chỉnh 8 chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia

Chính phủ sẽ trình Quốc hội điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, trong đó đề xuất thay đổi với 8 chỉ tiêu sử dụng đất gồm: nhóm đất nông nghiệp (trong đó có các loại đất: đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên); nhóm đất phi nông nghiệp (trong đó có các loại đất: đất quốc phòng, đất an ninh).

Chính phủ đề xuất điều chỉnh 8 chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia
Phát triển toán học Việt Nam bền vững

Chiều 22/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị sơ kết Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021-2030. Dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc, Trưởng Ban điều hành Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021-2030.

Phát triển toán học Việt Nam bền vững
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV:
Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Dược và Luật phòng, chống mua bán người

Ngày 22/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).

Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Dược và Luật phòng, chống mua bán người
Vận dụng các thiết chế thúc đẩy phát triển công nghệ số

Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 và chuyển đổi số đang là cơ hội vàng thúc đẩy phát triển các ngành nghề, lĩnh vực và kinh tế - xã hội của địa phương. Để tận dụng những lợi thế tốt nhất, tỉnh đã và đang tập trung đầu tư, đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cho công nghệ thông tin (CNTT).

Vận dụng các thiết chế thúc đẩy phát triển công nghệ số

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top