ClockThứ Sáu, 17/03/2023 06:27

Sâu sát cơ sở, quyết liệt chỉ đạo

Ngày 14/3 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 235/QĐ-TTg thành lập các Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 tại các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương. Theo đó, Tổ công tác số 2, do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm tổ trưởng trực tiếp chỉ đạo Thừa Thiên Huế. Điều này cho thấy quyết tâm và sự quyết liệt của Chính phủ trong việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công hiện nay.

Trong những năm gần đây, đặc biệt trong mấy năm dịch COVID-19 hoành hành, đầu tư công được xem là một trong những động lực quan trọng trong việc phục hồi và phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của nước ta. Tuy nhiên, thực tế nhiều năm cho thấy, việc giải ngân vốn đầu tư công ít khi đạt kế hoạch, bởi rất nhiều lý do chủ quan lẫn khách quan.

Những năm trước đây, các dự án đầu tư công thường gặp khó, chậm tiến độ, tập trung chủ yếu vào nguyên nhân thiếu vốn, vướng mắc cơ chế, giải phóng bằng gặp khó khăn, năng lực chủ đầu tư, đơn vị thi công yếu kém… Mỗi khi dự án chậm tiến độ, kéo dài sẽ tác động đến nhiều mặt. Trước hết, vốn đầu tư không phát huy hiệu quả, đội vốn công trình, gây hư hỏng, lãng phí, đời sống người dân ở vùng có dự án bị ảnh hưởng. Tác động gián tiếp, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, gây mất lòng tin của người dân, nảy sinh khiếu nại, khiếu kiện kéo dài…

Để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều biện pháp tháo gỡ kịp thời từ cơ chế, chính sách đến việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công sớm ngay từ đầu năm để các đơn vị, địa phương chủ động phân bổ, xây dựng kế hoạch, triển khai các quy trình đầu tư. Bên cạnh đó là sự vào cuộc chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ chủ quản.

Một chuyển động đáng mừng, nếu trước đây các dự án đầu tư công thường rơi vào cảnh “chờ vốn”, thì nay nguồn vốn luôn được cân đối, bố trí phù hợp, đảm bảo tiến độ thi công từng giai đoạn. Nhiều dự án không thể “tiêu hết tiền”, buộc Chính phủ phải điều chuyển vốn cho các dự án có tiến độ thi công, giải ngân tốt hơn…

Những giải pháp quyết liệt của Chính phủ đã tác động mạnh đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Hai năm 2021-2022, dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công toàn quốc lần lượt đạt 95,11% và 93,42%. Dù chưa đạt 100% kế hoạch, nhưng đây là số tuyệt đối giải ngân cao nhất so với những năm trước đó.

Với Thừa Thiên Huế, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 đạt thấp hơn mức trung bình của cả nước (tính đến 31/1/2023, giải ngân 4.513,915 tỷ đồng/6.067,368 tỷ đồng, đạt 74,4% KH). Riêng 2 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ giải ngân của Thừa Thiên Huế đạt cao hơn so với mức bình quân toàn quốc (đạt 7,5% so với 6,55% của toàn quốc).

Để đạt kết quả trên, tỉnh đã có nhiều giải pháp quyết liệt, kịp thời. Từ đầu năm 2022, tỉnh đã thành lập 4 tổ công tác do Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng, giám đốc các sở là thành viên để hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; triển khai sớm kế hoạch giao vốn… Tỉnh cũng tổ chức giao ban định kỳ hằng tuần, làm việc với chủ đầu tư và tăng cường tần suất kiểm tra hiện trường để rà soát, đôn đốc, phát hiện, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc phát sinh của từng dự án; yêu cầu các chủ đầu tư, nhà thầu có tiến độ tổng thể, chi tiết, ký cam kết về tiến độ hoàn thành dự án; kiên quyết chấm dứt hợp đồng với các nhà thầu không đảm bảo tiến độ, chất lượng; thay thế kịp thời những cán bộ yếu kém trong quản lý đầu tư công…

Thực tế trên cho thấy, việc giải ngân vốn đầu tư công tuy gặp rất nhiều khó khăn, nhưng vấn đề cốt lõi, quan trọng là ý thức, trách nhiệm, năng lực, nhiệt huyết của người đứng đầu. Nếu người đứng đầu quyết liệt chỉ đạo, tích cực kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ vướng mắc sẽ đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành kế hoạch giải ngân được giao, nhằm sớm phát huy hiệu quả các dự án đầu tư công, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các ngành, địa phương và cả nước.

Hoàng Minh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

Sáng 17/4, đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì có buổi khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) với Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Chả bò Đà Nẵng - Review 6 cơ sở bán chả bò ngon, ship tận nơi

Đi Đà Nẵng nên mua đặc sản gì làm quà? Đặc sản nổi tiếng Đà Nẵng không thể bỏ lỡ? Đây là những từ khóa mà du khách cực kỳ quan tâm khi có dịp du lịch đến phố biển. Nhắc đến đặc sản ngon, nổi tiếng Đà thành, sẽ là một sự thiếu sót nếu bỏ qua món chả bò Đà Nẵng. Với uy tín đến từ thương hiệu và chất lượng sản phẩm, chả bò Đà thành sẽ khiến du khách trầm trồ khi có dịp thưởng thức.​

Chả bò Đà Nẵng - Review 6 cơ sở bán chả bò ngon, ship tận nơi
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 24/CĐ-TTg ngày 22/3/2024 gửi các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Thủ trưởng các cơ quan khác ở Trung ương; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công
Return to top