ClockThứ Tư, 24/10/2018 20:54

Sẽ hỗ trợ tối đa cho Thừa Thiên Huế triển khai Đề án giải tỏa di tích Kinh thành Huế giai đoạn 1

TTH.VN - Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế chiều tối 24/10 về "Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế".

Cùng dự có một số bộ, ngành liên quan. Về Thừa Thiên Huế có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ cùng đại diện các sở, ban, ngành liên quan.

Chủ trương tạo thuận lợi cho Thừa Thiên Huế

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên Huế thời gian qua đã nỗ lực phục hồi, bảo tồn và phát huy quần thể di tích Cố đô Huế. Đây là di sản văn hóa thế giới và là di sản quốc gia đặc biệt, nên theo Quyết định của Bộ Chính trị, nhiệm vụ bảo vệ, phục hồi và tôn tạo, phát huy di sản này là của cả nước mà trước hết là trách nhiệm của Thừa Thiên Huế...

Thủ tướng nghe chủ tịch UBND tỉnh - Phan Ngọc Thọ báo cáo về Đề án di dời dân cư khỏi di tích Kinh thành Huế. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Để thực hiện thành công đề án này, Thủ tướng đề nghị Thừa Thiên Huế phải có phương án di dời và tái định cư cho người dân ở đây tới nơi ở mới không quá xa nơi ở cũ; đồng thời, làm tốt công tác vận động người dân.

Về nguồn vốn thực hiện đề án, Thủ tướng giao Bộ Tài chính làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế để sử dụng một phần tiền bán vé tham quan di tích Cố đô Huế- khoảng gần 400 tỉ đồng mỗi năm; cùng với một số nguồn hỗ trợ khác để trùng tu di tích quốc gia đặc biệt này theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, tỉnh cũng cần tích cực xã hội hóa nguồn lực thông qua đấu giá quyền sử dụng đất; công khai, minh bạch ở khu vực tái định cư để thực hiện đè án này.

Cuộc di dân lịch sử

Sau hơn 30 năm, việc di dân khu vực 1 di tích kinh thành Huế là vấn đề được dư luận, báo chí quan tâm thời gian qua.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh lưu niệm với đoàn Thừa Thiên Huế sau buổi làm việc. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Khu vực I kinh thành Huế gồm có kinh thành, Hộ Thành hào, Eo bầu và thành xung quanh. Do quá trình lịch sử di dân từ vùng nông thôn vào thành thị, di dân do chiến tranh giai đoạn 1945 - 1975 và gia tăng dân số tự nhiên, hiện nay khu vực này có khoảng 4.200 hộ đang sinh sống. Trong 15 năm qua, tỉnh đã di dời được hơn 1.050 hộ dân. Tuy nhiên, hiện nay đời sống của bà con vô cùng khó khăn, nhếch nhác do đây là di sản nên họ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhiều thế hệ sống trong các ngôi nhà hết chật hẹp, thiếu thốn đủ bề.

Mong muốn của người dân là sớm được di dời nhưng địa phương không đủ nguồn lực vì khi giải phóng mặt bằng sẽ phải trả lại nguyên trạng cho di tích để trùng tu và gìn giữ. Dự kiến nguồn kinh phí này khoảng 2.700 tỷ đồng, chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 2019 - 2021 quy mô giải tỏa khoảng 1.938 hộ với mức đầu tư khoảng 1.880 tỷ đồng, bình quân mỗi năm cần từ 600 - 650 tỷ đồng.

Đây có thể xem là cuộc di dân lịch sử lần đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên Huế và có những thuận lợi lớn do người dân hết sức đồng tình, ủng hộ; Chính phủ quan tâm; Chính quyền địa phương đã sẵn sàng, tuy nhiên khó khăn nhất vẫn là thiếu các nguồn lực để triển khai thực hiện. Tỉnh mong muốn các vị đại biểu quốc hội (ĐBQH) chia sẻ và có tiếng nói ủng hộ cho Thừa Thiên Huế trong vấn đề này. Đề án đã được trình, mong muốn Chính phủ, các bộ, ngành cũng cần sớm thông qua cơ chế đặc thù cho Thừa Thiên Huế thực hiện đề án", ông Phan Ngọc Thọ nói.

Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Việt Nam - UAE ký Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện

Theo Đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), chiều 28/10 (giờ địa phương), tại thành phố Dubai, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng UAE Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum.

Việt Nam - UAE ký Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp ngắn 3 nhà lãnh đạo Kazakhstan, Turkmenistan và Ethiopia

Tối 23/10, theo giờ địa phương, trong khuôn khổ các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp ngắn Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Turkmenistan Serdar Berdimuhamedow và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp ngắn 3 nhà lãnh đạo Kazakhstan, Turkmenistan và Ethiopia
Return to top