ClockChủ Nhật, 21/06/2020 17:26

Sức ép “sân nhà”

TTH - Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do EVFTA và Hiệp định bảo hộ đầu tư EVIPA, giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU). Theo quy định, hiệp định chính thức có hiệu lực từ 1/8/2020.

EVFTA, EVIPA tạo ‘cú hích’ phát triển BĐS Việt Nam

Theo đánh giá của các chuyên gia, EVPTA và EVIPA mở ra chân trời mới hợp tác rộng lớn, toàn diện và phát triển mạnh mẽ hơn của Việt Nam và EU, đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp hai bên. Đặc biệt là cơ hội gia tăng xuất khẩu những mặt hàng Việt Nam có nhiều lợi thế vào thị trường EU, như dệt may, da giày, đồ gỗ, nông thủy sản… Đây cũng là điều mong đợi nhất của các doanh nghiệp khi thị trường 28 nước thành viên EU, dân số trên 500 triệu được khai thông. Bởi, ngay khi hiệp định có hiệu lực, khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng thuế suất 0%. Về mặt vĩ mô, EVFTA góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18-3,25% (năm 2019-2023); 4,57-5,30% (năm 2024-2028) và 7,07-7,72% (năm 2029-2033).

Lợi ích thì đã rõ, nhưng thách thức cũng không ít. Về tổng thể, cơ cấu kinh tế của Việt Nam và các nước EU mang tính bổ sung, tương hỗ lẫn nhau nên ít có cạnh tranh trực tiếp. Nhưng theo nguyên tắc có đi, có lại các doanh nghiệp EU cũng đang nhắm vào thị trường khoảng 100 triệu dân của Việt Nam, với cơ cấu dân số trẻ, mức chi tiêu ngày càng tăng. Lúc này, nhiều mặt hàng tiêu dùng của EU được hưởng thuế suất % cũng sẽ xâm nhập, cạnh tranh với hàng Việt như sữa, phomat, ô tô, mỹ phẩm, thuốc tây… Đặc biệt, ở các lĩnh vực Việt Nam còn yếu trong khi EU lại rất mạnh như logistic, chăn nuôi… thì mức độ cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn rất nhiều.

Với phương thức kinh doanh hiện đại, các doanh nghiệp EU sẽ chọn con đường thâm nhập hàng hóa qua các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, chuỗi cửa hàng… giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận hàng hóa của EU với chất lượng bảo đảm, giá cả phù hợp. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ bao phủ của hệ thống bán lẻ hiện đại của nước ta thấp hơn nhiều nước trong khu vực, chiếm  25% tổng mức bán lẻ, trong khi ở Philipines là 33%, Thái Lan là 34%, Malaysia 60%, Singapore là 90%... Nhưng với xu hướng phát triển hiện nay, tỷ lệ người tiêu dùng chọn kênh bán lẻ hiện đại sẽ ngày càng tăng, nên dư địa phát triển ngành bán lẻ còn rất lớn.

Ở đây có 2 khả năng xảy ra. Đó là các doanh nghiệp EU sẽ trực tiếp đầu tư vào hệ thống phân phối bán bán lẻ tại Việt Nam; hoặc thông qua hệ thống các siêu thị đã có sẵn ở Việt Nam để đưa hàng hóa của họ đến với người tiêu dùng. Dù với các phương thức nào thì hàng hóa mang thương hiệu Việt cũng sẽ phải chịu sự cạnh nhất định.

Nếu khả năng thứ nhất xảy ra thì ngoài các sản phẩm xuất xứ từ EU, chắc chắn các nhà đầu tư bán lẻ cũng nhập thêm hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam để đa dạng hóa nguồn hàng, tối ưu hóa lợi nhuận. Tuy nhiên để vào được kênh phân phối này, các doanh nghiệp Việt phải tuân thủ và đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm, chuẩn hóa, số hóa trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Nếu các doanh nghiệp EU chọn con đường thứ hai, áp lực với hàng hóa Việt ít hơn, nhưng các doanh nghiệp Việt cũng phải “tự lớn” khi người tiêu dùng trong nước có cơ hội so sánh, lựa chọn giữa hàng hóa thương hiệu Việt với  hàng hóa thương hiệu châu Âu, có giá bán như ở châu Âu.

Theo hiệp định, mức cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa của hai bên được áp dụng có lộ trình, tùy thuộc vào trình độ phát triển, đặc thù của nền kinh tế mỗi quốc gia. Như vậy sức ép cạnh tranh sẽ diễn ra từ từ, nhưng để vừa giữ vững sân nhà, vừa thâm nhập sâu sân khách, các doanh nghiệp, người chăn nuôi, sản xuất cùng với việc nâng cao năng lực sản xuất cũng cần chú trọng đến xây dựng thương hiệu, tiếp cận các tiêu chuẩn sản xuất, quản lý phù hợp với các tiêu chuẩn, số hóa theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết

Tối 21/12, tại Sân vận động Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đội tuyển Việt Nam đã có trận đấu gặp đội tuyển Myanmar trong khuôn khổ bảng B, giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (ASEAN Cup 2024). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến xem, cổ vũ và tặng hoa cho các cầu thủ.

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết
Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

Để đảm bảo Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế được thực hiện đầy đủ các hạng mục theo quy mô đầu tư được duyệt, hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay, UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư DA với thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2025.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế
ATIA: Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh

Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Du lịch Australia (ATIA) cho thấy, người dân nước này đang tiếp tục đi du lịch với số lượng kỷ lục, trong đó Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia là những điểm đến ghi nhận mức tăng trưởng hàng đầu. ATIA cho biết chỉ riêng trong tháng 10/2024, đã có 1,66 triệu người Australia khởi hành đến các điểm đến quốc tế, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

ATIA Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh
Return to top