ClockThứ Hai, 02/03/2020 10:59

Tăng cường kiến thức phòng chống dịch bệnh tại học đường

TTH - Hôm nay (2/3), hầu hết học sinh THPT, GDTX trong cả nước được trở lại trường học, sau gần 1 tháng nghỉ học để phòng ngừa dịch bệnh COVID-19. Mặc dù vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, đồng tình có, chưa đồng tình có; song, điều có thể khẳng định, việc cho học sinh trở lại trường học thể hiện sự tự tin của các cấp chính quyền trong công tác kiểm soát, ngăn ngừa và khống chế loại dịch bệnh nguy hiểm này.

Học sinh tiếp tục nghỉ học đến ngày 16/2Sinh viên Đại học Huế sẽ đi học trở lại từ ngày 17/2Đảm bảo nhu cầu về vật tư y tế trong phòng, chống dịch bệnh do Covid-19

Rửa tay sát khuẩn trước khi vào lớp. Ảnh minh họa: HP

Từ khi Bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận 2 cha con người Trung Quốc dương tính với virus Corona đầu tiên vào trung tuần tháng 1/2020; đến nay, toàn quốc chỉ có tổng cộng 16 người mắc và đều đã được điều trị khỏi, không có ca lây nhiễm mới.

Có được thành công này là nhờ sự vào cuộc kịp thời của Chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền từ Trung ương đến địa phương… đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt, vừa lên phác đồ điều trị, vừa tuyên truyền, kiểm soát, cách ly hiệu quả, ngăn chặn không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng. Trong đó, có sự phát huy năng lực, y đức và cả sự hy sinh thầm lặng, cảm động của đội ngũ y bác sĩ ở các tuyến đầu của mặt trận điều trị và phòng chống dịch bệnh. Các bệnh nhân người nước ngoài được điều trị khỏi COVID-19 đã có thư cảm ơn, lời tri ân đến Chính phủ và đội ngũ y bác sĩ của Việt Nam, với sự chân thành, trân trọng…

Thành quả đó không chỉ góp phần bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân, ổn định môi trường để phát triển, tăng cường tình hữu nghị… mà còn khẳng định được uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Điều này có thể minh chứng trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang lây lan phức tạp ở nhiều nước, nhưng Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ đã quyết định đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các điểm đến có khả năng lây lan virus Corona chủng mới ra cộng đồng. Tổ chức Y tế Thế giới cũng đánh giá rất cao những nỗ lực của Việt Nam trong ứng phó với dịch bệnh…

Đó là niềm tự hào của dân tộc.

Điều đáng tiếc là trong khi cả hệ thống chính trị vào cuộc để ngăn chặn dịch bệnh thì vẫn còn một số người xuyên tạc, thông tin thất thiệt về dịch bệnh COVID-19, gây hoang mang trong cộng đồng. Thậm chí có kẻ đã lợi dụng dịch bệnh để trục lợi, không hợp tác, trốn tránh việc kiểm soát, cách ly của cơ quan chức năng. Trong số đó, nhiều trường hợp đã bị lực lượng chức năng và công an xử lý; song, ít nhiều đã ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh và hình ảnh của người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Việc cho học sinh trở lại trường trong dịp này cũng có ý kiến trái chiều, cho rằng là mạo hiểm, khiến không ít phụ huynh hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, từ thực tiễn những kết quả đạt được trong việc triển khai điều trị và ngăn chặn dịch COVID-19 trong thời gian qua tại Việt Nam thì chúng ta có thể yên tâm.

Nhiều người cho rằng, tại môi trường học đường, nếu được khoanh vùng kiểm soát tốt dịch bệnh cộng với công tác vệ sinh môi trường đảm bảo, có nước rửa tay sát khuẩn… có khi lại tốt hơn ở nhà. Chẳng hạn như việc các em được thầy cô nhắc nhở trong việc cắt móng tay, rửa tay sát khuẩn sau khi đi vệ sinh, sau giờ ra chơi vào lớp… dần hình thành nề nếp thói quen tốt trong sinh hoạt cho học sinh. Đây cũng là dịp để rà soát, khắc phục những tồn tại, nâng cao chất lượng công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các trường học. Về lâu dài, ngành giáo dục cần xây dựng giáo án, đưa công tác vệ sinh phòng ngừa dịch bệnh vào giảng dạy, nhằm trang bị những kiến thức và ý thức phòng chống dịch bệnh cho học sinh, từng bước lan tỏa trong cộng đồng, xã hội.

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phòng, chống tội phạm trộm cắp, cướp giật dịp cuối năm

Theo Trung tá Lê Ngọc Minh, Đội trưởng Đội Cảnh sát Hình sự (CSHS) Công an TP. Huế, dự báo những tháng cuối năm nay và đầu năm 2025 tình hình tội phạm sẽ còn diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng; đặc biệt là tội phạm trộm cắp, cướp giật do người dân thường có tâm lý chủ quan và lo toan làm ăn, buôn bán dịp lễ, tết.

Phòng, chống tội phạm trộm cắp, cướp giật dịp cuối năm
Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt học đường (7/11):
Cần hành động nhiều hơn để chống bạo lực và bắt nạt học đường

Trong một báo cáo được công bố nhân Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt học đường, bao gồm cả bắt nạt trên mạng, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) cho biết, cứ 3 học sinh thì có gần 1 học sinh trên toàn thế giới đã bị gây tổn hại về thể chất ít nhất 1 lần trong năm.

Cần hành động nhiều hơn để chống bạo lực và bắt nạt học đường

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top