ClockThứ Bảy, 23/03/2013 15:49

Tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm

TTH - Một trong các giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông (TNGT) thời gian qua mà trong đó, việc Chính phủ quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm (MBH) khi tham gia giao thông được nhân dân đồng tình ủng hộ và thực hiện. Theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, sau năm năm vận động toàn dân đội MBH, tỷ lệ đội loại mũ này đạt 90%, góp phần quan trọng vào việc giảm thiểu số người chết và chấn thương do TNGT. Tuy nhiên, chỉ có 30% người đội MBH đạt chất lượng, còn lại 70% là đội mũ giả, kém chất lượng nhưng núp bóng dưới tên gọi mũ thời trang để “lách luật”. Hiện, trên toàn quốc nói chung và tại Thừa Thiên Huế nói riêng, người tham gia giao thông bằng xe mô tô hai, ba bánh, xe gắn máy không đội MBH hoặc đội mũ loại này không đúng quy cách còn khá nhiều và có chiều hướng gia tăng. Trong khi trên thị trường, nhiều loại MBH “trăm hoa đua nở” với hình thức giả tạo, màu sắc, kiểu dáng không đúng quy định, chất lượng kém, không đáp ứng yêu cầu bảo vệ người sử dụng. Đặc biệt, việc sử dụng các loại MBH này làm tăng đáng kể số người chết và bị thương trong các vụ TNGT.

Nhằm chấn chỉnh tình trạng nêu trên, thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế TNGT, mới đây, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về việc tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng MBH khi tham gia giao thông. Các bộ: Khoa học và Công nghệ, Công thương, Công an và Giao thông Vận tải cũng vừa ký thông tư liên tịch về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng MBH cho người đi xe máy, xe đạp máy. Theo đó, người đi đường khi đội loại mũ MBH có kiểu dáng nhái, không đáp ứng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật thì sẽ bị xử phạt như đối với hành vi không đội MBH hoặc đội mũ này không cài quai đúng quy cách. Theo dự thảo nghị định về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt của Bộ Giao thông Vận tải, mức phạt cho hành vi trên là 100 - 200 ngàn đồng. Mặt khác, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cũng phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện chiến dịch truyền thông từ 15/3 đến 15/4/2013 để người dân hiểu rõ tác hại và việc xử lý đối với hành vi đội MBH giả và kết hợp với cơ quan chức năng ra quân kiểm tra hành vi kinh doanh loại mũ này. Một trong những trọng tâm của chiến dịch này là chương trình đổi MBH giả lấy mũ thật có trợ giá cho người tiêu dùng 30 - 50 ngàn đồng/mũ. Sau đó, các lực lượng chức năng sẽ xử phạt nghiêm hành vi sản xuất kinh doanh và sử dụng MBH giả.

“Sau gần mười ngày ra quân vừa qua, đơn vị chỉ đạo các đội QLTT tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về việc kinh doanh và sử dụng MBH. Qua kiểm tra gần 70 cơ sở kinh doanh loại mũ này trên toàn tỉnh, lực lượng chức năng phát hiện hơn mười cơ sở vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính hai cơ sở với gần 1 triệu đồng, tạm giữ hơn 150 chiếc MBH không có hóa đơn chứng từ, vi phạm về nhãn hàng hóa. Đến nay, tình trạng kinh doanh MBH lưu động không đăng ký kinh doanh trên các tuyến đường, vỉa hè... được chấn chỉnh. Tại các cơ sở kinh doanh cố định, nơi này chỉ bày bán các loại MBH đảm bảo chất lượng, dán tem CR và nhãn hàng hóa bảo đảm” - ông Phan Văn Thành, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh cho biết.

Để đến hết năm 2013 cơ bản chấm dứt tình trạng lưu hành, sử dụng, buôn bán, sản xuất các loại mũ giống như MBH không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ diễn ra trên địa bàn tỉnh, theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, thời gian tới, UBND tỉnh cần chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và yêu cầu Chi cục Quản lý thị trường tỉnh tăng cường hơn nữa công tác quản lý, tổ chức thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh MBH và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Vĩnh Cự
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời

Cách đây 80 năm, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (nay thuộc hai xã Tam Kim và Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời
Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP. Huế

Sáng 21/12, UBND TP. Huế tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố nhân dịp Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).

Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP Huế
80 năm trước quân đội ta ra đời

Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, đúng 17 giờ chiều ngày 22/12/1944, tại núi Slam Cao, trong khu rừng Trần Hưng Đạo, nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, đồng chí Võ Nguyên Giáp được Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức lãnh đạo và chỉ huy, đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, đồng thời vạch rõ nhiệm vụ của Đội đối với Tổ quốc.

80 năm trước quân đội ta ra đời

TIN MỚI

Bộ sưu tập Chivas Regal chính hãng daivietjsc.com.vn giấy pelure
Return to top