ClockThứ Ba, 30/05/2023 22:06

Tạo cơ chế để Thành phố Hồ Chí Minh phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh

TTH.VN - Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, chiều 30/5 đã diễn ra phiên thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh; dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi).

Cân nhắc kỹ quy định về quản lý chữ ký số chuyên dùng công vụNgày 29/5, Quốc hội thảo luận về quản lý các nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19

leftcenterrightdel
 Quang cảnh thảo luận tại tổ 4. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh 

UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Lê Trường Lưu điều hành phiên thảo luận tại tổ 4 gồm các đoàn ĐBQH: Hải Phòng, Lai Châu, Cà Mau, Thừa Thiên Huế.

Tại buổi thảo luận, các đại biểu thống nhất và đánh giá cao các dự thảo nghị quyết, đồng thời cho rằng, các dự thảo nghị quyết này phù hợp với thực tiễn hiện nay, song cần được bổ sung, điều chỉnh, làm rõ một số vấn đề để hoàn thiện hơn trước khi được thực tiễn hóa.

Đối với dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi), Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu cho rằng, cần bổ sung báo cáo kiểm điểm đối với cá nhân được lấy phiếu tín nhiệm, kể cả đối với ĐBQH và HĐND các cấp. Đây sẽ là căn cứ sát nhất để đánh giá kết quả làm việc của người được lấy phiếu tín nhiệm.

leftcenterrightdel
Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu điều hành phiên thảo luận tại tổ. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh  

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu đồng tình cao với dự thảo nghị quyết. Tuy nhiên, theo nữ đại biểu này, một số nội dung tại dự thảo cần được hoàn chỉnh.

Cụ thể tại điểm b, khoản 1, Điều 2 và điểm c, Điều 6  bổ sung một số từ ngữ để làm rõ các cơ cấu các tổ chức; bổ sung căn cứ pháp luật cu thể tại khoản 4, Điều 8; giải thích từ ngữ, làm rõ chủ thể giữa khoản 1 và khoản 2, Điều 13. Tại một số khoản nên chia ra các điểm nhỏ để câu từ rành mạch, rõ ràng.

“Qua đối chiếu nội dung tại Điều 13, theo tôi hiểu, hoạt động bỏ phiếu tín nhiệm được tiến hành sau lấy phiếu tín nhiệm. Do vậy, cần làm rõ hai hoạt động có tính kế tiếp hay đồng thời, nếu tính kế tiếp thì cần có những căn cứ cụ thể để đưa vào quy định”, bà Sửu nêu quan điểm.

leftcenterrightdel
Đại biểu Nguyễn Thị Sửu phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh 

Liên quan đến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu thống nhất cao với nội dung dự thảo nghị quyết. Ông Lưu cũng đặt vấn đề mong muốn có cơ chế vượt trội hơn nữa để phát huy hết năng lực của Thành phố Hồ Chí Minh, xứng đáng là đầu tàu kinh tế của cả nước. “Ngoài những lĩnh vực kinh tế, về tổ chức bộ máy, thu hút nhân tài, tiền lương… cũng cần nghiên cứu thêm để tạo điều kiện cho Thành phố Hồ Chí Minh phát triển”, ông Lưu nhấn mạnh.

Còn Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu băn khoăn về quá trình tăng trưởng kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua. Đại biểu cho rằng, cần đánh giá lại các chính sách đã áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng chưa thực hiện được.

Bà Sửu đánh giá, các nhóm cơ chế, chính sách lần này áp dụng cho Thành phố Hồ Chí Minh có quy mô lớn, đặc biệt là nhóm cơ chế, chính sách thứ 4. Do vậy, đại biểu đề nghị cần có lộ trình thực hiện, nếu không sẽ lãng phí các cơ chế, chính sách đã xây dựng nhưng không thể thực tiễn hóa. Ngoài ra, bà Sửu cũng đề nghị luận giải thêm về từ ngữ tại một số điều khoản để phù hợp với pháp luật hiện nay.

THỌ LINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, bao gồm: Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Di sản văn hóa; Luật Công chứng; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Công đoàn; Luật Dữ liệu; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua
Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Sáng 3/12, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã

Ngày 30/11, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 175/2024/QH15 về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (NQ175); cùng thời điểm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành Nghị quyết 1314/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023-2025 (NQ 1314). Các nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã
Return to top