ClockThứ Năm, 02/02/2023 08:37

Tháng 2/2023, khả năng rét đậm, rét hại còn xuất hiện ở vùng núi và trung du Bắc Bộ

Nhận định về xu thế thời tiết tháng 2/2023, ông Nguyễn Đức Hòa, Phó trưởng Phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo, trong nửa đầu tháng 2, không khí lạnh hoạt động có cường độ yếu và lệch ra phía Đông. Do đó, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa đến Nghệ An trong thời kỳ này có khả năng xuất hiện mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù tập trung vào đêm và sáng.

Thời tiết ngày mùng 3 Tết: Bắc Bộ, Trung Bộ trời chuyển rét đậmCác tỉnh Bắc Bộ trời rét, khu vực Trung Bộ mưa to, có nơi trên 350mmKhông khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục rét

Khả năng rét đậm, rét hại còn xuất hiện ở các tỉnh vùng núi và trung du Bắc Bộ. Ảnh: TTXVN

Trong khoảng nửa cuối tháng 2, không khí lạnh có cường độ mạnh hơn và có khả năng rét đậm, rét hại còn xuất hiện ở các tỉnh vùng núi và trung du Bắc Bộ. Ngoài ra, tại khu vực phía Nam, rãnh áp thấp xích đạo vẫn tiếp tục có khả năng hoạt động và gây mưa trái mùa.

Đề cập đến nhiệt độ và tổng lượng mưa trong tháng 2/2023, ông Nguyễn Đức Hòa cho biết, nhiệt độ trung bình trên hầu khắp cả nước phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm. Riêng khu vực phía Tây Bắc Bộ, nhiệt độ phổ biến cao hơn 0,5 - 1,5 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Tổng lượng mưa tại khu vực phía Tây Bắc Bộ phổ biến ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm khoảng 5 - 10mm. Các khu vực khác phổ biến cao hơn từ 10 - 20mm, đặc biệt tại khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ cao hơn từ 20 - 40mm so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Để chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ tiếp tục theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, nhân dân chủ động phòng tránh rét đậm, rét hại; tuyệt đối không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người như tại một số địa phương trong những năm gần đây.

Các tỉnh, thành phố tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi vệ sinh, củng cố chuồng trại, che chắn giữ ấm, chủ động dự trữ thức ăn đảm bảo phòng, chống đói, rét; hướng dẫn về công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản; che phủ, che chắn, tưới nước, bón phân, giữ ẩm đối với sản xuất lúa, rau màu, cây cảnh, cây lâu năm.

Các địa phương chủ động thông báo, hướng dẫn cho khách vãng lai, khách du lịch, tăng cường cảnh báo trên các tuyến đường có khả năng xảy ra băng giá, trơn trượt để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, đồng thời tổ chức các đoàn công tác chuyên môn xuống cơ sở để kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, tránh...

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kêu gọi tàu thuyền vào bờ, chuẩn bị phương án tiêu úng cho lúa

Để hạn chế thiệt hại do mưa lớn gây ra đối với sản xuất vụ hè thu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã chỉ đạo các địa phương phối hợp, triển khai phương án bảo vệ diện tích cây trồng và huy động mọi nguồn lực, vật lực để tiêu úng kịp thời.

Kêu gọi tàu thuyền vào bờ, chuẩn bị phương án tiêu úng cho lúa
Mất mùa sen

Thời tiết bất thường, nắng nóng kéo dài từ đầu năm đến nay, cộng với sâu bệnh diễn biến phức tạp khiến vụ sen năm nay mất mùa nặng.

Mất mùa sen
Thời tiết cực đoan đang tàn phá thế giới

Lũ lụt và sóng nhiệt khắp châu Phi, lũ lụt ở miền nam Brazil, hạn hán ở Amazon và nắng nóng khắc nghiệt trên khắp châu Á, là những nội dung tin tức chứa rất nhiều câu chuyện về thảm họa thời tiết đáng báo động trong năm nay.

Thời tiết cực đoan đang tàn phá thế giới
Return to top