ClockThứ Tư, 12/12/2012 14:04

Thêm điều kiện để vận chuyển, thu gom rác

TTH - 255 tấn là tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (gọi tắt là rác sinh hoạt) được Công ty TNHH NN môi trường và công trình đô thị (MT& CTĐT) Huế, thu gom, vận chuyển, xử lý hàng ngày tại TP Huế, thị trấn Phú Bài, thị trấn Tứ Hạ, thị trấn Phú Đa và một số phường xã của hai thị xã Hương Thủy, Hương Trà và hai huyện Phú Vang, Phú Lộc. Tuy nhiên, theo ông Hoàng Trọng Thuận - Phó Giám đốc Công ty TNHH NN MT&CT ĐT, đại biểu HĐND tỉnh - 200 tấn trong số này là từ TP Huế. Các địa phương còn lại mới chỉ là một con số rất đỗi khiêm tốn. Điều này cũng có nghĩa là, trong khi hoạt động thu vận chuyển và xử lý rác sinh hoạt ở TP Huế đã ổn định (95%) và chuyển dần sang yêu cầu cao về chất lượng và mô hình tiên tiến thì ở các địa phương còn lại trên địa bàn tỉnh, chuyện thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt vẫn còn là vấn đề nan giải khi nó trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống và môi trường.

“Rác tiêu hủy tại chỗ thì không xử lý được mà vận chuyển đến bãi rác thì kinh phí rất lớn. Trong khi đó, phí thu từ người dân hãy còn quá thấp, nguồn kinh phí do tỉnh hỗ trợ cũng chỉ có mức độ”, ông Nguyễn Văn Quang, Bí thư huyện Phú Vang tỏ ra băn khoăn, lo lắng khi chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề. Cũng tại diễn đàn của HĐND tỉnh, ông Hoàng Trọng Thuận cho hay: hiện cả tỉnh chỉ có 3 bãi rác được đầu tư với quy mô, tiêu chuẩn phù hợp là Thủy Phương (Hương Thủy), Lộc Thủy (Phú Lộc), Phong Thu 1 (Phong Điền) nhưng chỉ có bãi rác Thủy Phương và Lộc Thủy theo đúng quy trình và hợp vệ sinh. Còn lại ở hầu hết các huyện, khâu xử lý rác sinh hoạt đều không đảm bảo yêu cầu, gây ô nhiễm môi trường và là điều kiện rất khó khăn để thực hiện giải pháp xử lý rác tập trung. Đây cũng là một thực tế khi để đầu tư một bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh, bao gồm bãi chôn lấp, hồ xử lý, nhà điều hành, phương tiện... cần từ 40 đến 50 tỷ đồng.

Chúng tôi đề cập những điều trên để thấy rằng, hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác sinh hoạt ở vùng nông thôn và cả ở các đô thị mới hiện nay là điều còn quá nhiều bất cập, đang phụ thuộc phần lớn vào ý thức người dân, việc tuyên truyền, nhắc nhở và cả sự hỗ trợ của chính quyền các cấp, nhưng sự hỗ trợ này cũng đang có những giới hạn nhất định. Những nỗ lực ở nơi này, nơi kia là điều đáng ghi nhận, song cũng phải thừa nhận một thực tế, sự lành, sạch của môi trường đang bị rác ‘nhũng nhiễu”...
 
Chưa thể gọi là nhiều, song việc đưa ra bàn định, thảo luận việc phân định các nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh tại kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khóa VI đã cho thấy sự quan tâm với nhiều ý kiến tham gia của các đại biểu. Bên cạnh các điều khoản được quy định cho nhiệm vụ chi sự nghiệp môi trường cấp tỉnh, đã có nhiều điều khoản cụ thể hơn cho nhiệm vụ chi sự nghiệp môi trường cấp huyện, thành phố, thị xã. Điều cơ bản mà chúng tôi muốn đề cập đến ở đây là, đối với các xã, phường, thị trấn, nhiều điều khoản sẽ được quy định cụ thể hơn, không chỉ trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường, hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm; thu gom, vận chuyển, xử lý giảm thiểu, tái chế, chôn lấp chất thải ở địa bàn do địa phương quản lý... mà còn là các điều khoản cụ thể về quản lý các công trình vệ sinh công cộng, hỗ trợ các hoạt động giảm thiểu, thu gom vận chuyển, tái chế, xử lý rác thải sinh hoạt. Quan trọng hơn, đó là quy định về việc hỗ trợ hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường cấp xã.
 
Đây sẽ là những điều kiện để góp phần giải quyết tình trạng lúng túng, bị động, sử dụng chưa đúng mục đích kinh phí bảo vệ môi trường dẫn đến hiệu quả bảo vệ môi trường chưa hiệu quả đang tồn tại lâu nay ở cơ sở.
Hạnh Nhi
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời

Cách đây 80 năm, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (nay thuộc hai xã Tam Kim và Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời
Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP. Huế

Sáng 21/12, UBND TP. Huế tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố nhân dịp Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).

Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP Huế
80 năm trước quân đội ta ra đời

Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, đúng 17 giờ chiều ngày 22/12/1944, tại núi Slam Cao, trong khu rừng Trần Hưng Đạo, nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, đồng chí Võ Nguyên Giáp được Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức lãnh đạo và chỉ huy, đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, đồng thời vạch rõ nhiệm vụ của Đội đối với Tổ quốc.

80 năm trước quân đội ta ra đời

TIN MỚI

Return to top