ClockThứ Năm, 21/06/2018 14:23

“Thi đua ái quốc của liên khu IV” tờ báo đầu tiên của ngành thi đua Việt Nam

TTH - Ngày 11/6/1948, từ Thủ đô Gió Ngàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc.

Tổng Bí thư dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ kêu gọi thi đua ái quốcTriển lãm 50 bức tranh cổ động nhân 70 năm Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc

Chỉ gần một tháng sau, tại vùng rừng núi Nghệ An, Ủy ban Kháng chiến hành chính Liên khu IV đã ra Thông tư về việc thành lập Ban vận động Thi đua ái quốc, do đồng chí Trần Hữu Dực, Phó Chủ tịch Liên khu làm Trưởng ban. Ngoài các nhiệm vụ vận động, đôn đốc, thu tập và phổ biến kinh nghiệm về thi đua, Ban này còn xuất bản một tờ báo, Nhà lý luận Hải Triều được cử làm Chủ nhiệm.

Trang bìa 1, số 1 báo Thi đua ái quốc Liên khu IV

Trước yêu cầu của Ban vận động cần có một cơ quan ngôn luận riêng: “Để xúc tiến và hướng dẫn phong rào Thi đua ái quốc đương sôi nổi trong toàn quốc, phổ biến các kinh nghiệm thi đua giữa các cơ quan, các đoàn thể, bộ đội và toàn thể dân chúng, Ban Thi đua ái quốc Liên khu IV xuất bản một tờ báo lấy tên là “THI ĐUA ÁI QUỐC LIÊN KHU IV”.

Theo chủ trương của Ban vận động “Lúc đầu mỗi tháng báo ra hai kỳ, song sẽ tiến đến chỗ xuất bản hàng tuần”. Và cũng xác định “Tờ báo THI ĐUA ÁI QUỐC LIÊN KHU IV là tờ báo của toàn khu, của tất cả mọi người, cho nên các UBKCHC địa phương, cơ quan, đoàn thể, các tổ chức bộ đội, dân quân trong Liên khu cần phải: Cổ động cho tờ báo. Tập trung các tài liệu, các bài vở gửi về cho tờ báo (tin tức về tình hình thi đua các nơi, các kinh nghiệm thi đua, các sáng tác về thi đua). Tất cả đều cố gắng thi đua viết bài và gởi bài, làm thế nào cho tờ báo “THI ĐUA ÁI QUỐC” xứng đáng với phong trào thi đua rộng lớn đang mạnh mẽ tiến tới để chuyển cuộc kháng chiến của chúng ta sang một giai đoạn mới”.

Báo Thi đua ái quốc Liên khu IV, có 32 trang, bìa 4 màu, khổ A4. Số 1 ra ngày 15/7/1948. Giá đặc biệt 6đ0. Báo đăng nhiều tin bài về tình hình các tỉnh trong Liên khu, biểu dương các gương điển hình về sản xuất, chiến đấu, chống giặc đói, giặc dốt, về các hoạt động của bộ đội, dân quân ở chiến trường Nam bộ, Bắc bộ… Điều đặc biệt, ngay chính giữa bìa 4 của số 1, báo đăng nguyên văn:

“Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch

Cùng toàn thể đồng bào yêu quý

Nước ta kinh tế lạc hậu, nhưng lòng yêu nước và chí quật cường chẳng kém ai.

Nay muốn tự cấp, tự túc, đi kịp người ta, thì chúng ta phải ĐI MAU.

Vì vậy sĩ, nông, công, thương, binh, gái trai già trẻ toàn thể quốc dân ta, vô luận ở địa vị nào làm công việc gì, phải ra sức tham gia cuộc “THI ĐUA ÁI QUỐC” tức là tăng gia sản xuất.

Như thế thì: KHÁNG CHIẾN NHẤT ĐỊNH THẮNG LỢI,

KIẾN QUỐC NHẤT ĐỊNH THÀNH CÔNG

Hồ Chí Minh”.

Để cổ vũ và thúc đẩy cho phong trào Thi đua ái quốc trong toàn Liên khu (từ Thừa Thiên Huế ra đến Thanh Hóa), Ban vận động cũng đã thành lập một Ban chấm thi, do Tiến sĩ Luật học Hồ Đắc Điềm phụ trách, để chấm những bài đã đăng trên báo Thi đua có “phẩm và lượng” hay nhất, tốt nhất.

Trang bìa 4, số 1 báo Thi đua ái quốc Liên khu IV

 

Trong hoàn cảnh kháng chiến gian khổ, cơ quan lưu động, bài vở gửi về tòa soạn phải nhờ Sở Thông tin Liên khu chuyển giúp. Nhưng báo Thi đua vẫn ra đều. Số 1 vừa chào làng, Ban biên tập cũng đã kịp thời chuẩn bị đủ bài cho các số tiếp theo. Như lời giới thiệu cho số 2, ra vào ngày 30/7/1948, sẽ có những bài của: Nguyễn Sơn, Trần Hữu Dực, Hải Thanh, Hồ Đắc Điềm, Trần Đình Đàn, Đào Chính Nam và nhiều cây bút khác. Số 3: Số Cách mạng Tháng tám, xuất bản vào ngày 19/8/1948.

Tháng 6/2018, cả nước kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc và cũng là dịp những người làm báo ở Bắc miền Trung kỷ niệm 70 năm ngày Báo Thi đua ái quốc Liên khu IV ra số đầu tiên.

Đọc lại các số báo Thi đua ái quốc Liên khu IV, có thể xem là tờ báo đầu tiên của ngành Thi đua khen thưởng Việt Nam, chúng ta như gặp lại những con người chân chất, những nhà văn hóa, nhà báo cách mạng nổi tiếng đã góp phần làm nên diện mạo phong phú của nền báo chí Việt Nam.

Dương Phước Thu (Sưu tầm, giới thiệu)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam

Sáng 2/11 tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh diễn ra Giải tennis kỷ niệm 78 năm Ngày pháp luật Việt Nam (9/11/1946 - 9/11/2024). Đến dự lễ khai mạc có ông Nguyễn Văn Phước, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh và ông Nguyễn Đình Huy, Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV Huy Thịnh - đơn vị tài trợ chính giải đấu.

Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam
Tuyên truyền có hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội về thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Ngày 30/10, tại hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ 2 (khóa X) đã biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp. Tham dự có ông Nguyễn Chí Tài, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy.

Tuyên truyền có hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội về thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương
Hội đàm Công an Sa la van và Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế

Ngày 22/10, tại thị xã Sa La Van, tỉnh Sa La Van, nước CHDCND Lào, Đoàn đại biểu Ty Công an tỉnh Sa La Van - Lào và Đoàn đại biểu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế - Việt Nam phối hợp tổ chức Hội đàm thường niên năm 2024. Thiếu tướng Sỉ Sợt Sỏn Đa La, Giám đốc Ty Công an tỉnh Sa La Van và Đại tá Hoàng Minh Hùng, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế đồng chủ trì hội đàm.

Hội đàm Công an Sa la van và Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế
Return to top