ClockThứ Tư, 13/05/2015 18:35

Thiếu lao động nghề biển

TTH - Đóng mới và hiện đại hơn các tàu cá, cần nhiều lao động hơn để bám biển dài ngày nhưng nguồn lao động tại địa phương mới chỉ đáp ứng được 50%. Các chủ tàu phải tìm nguồn lao động tại các xã lân cận nhưng vẫn chưa đủ. Đó là nguồn tin lãnh đạo UBND xã Phú Thuận chia sẻ trong một buổi làm việc với phóng viên Báo Thừa Thiên Huế. Một con số khác cũng cho thấy, tính đến năm 2015 này, toàn tỉnh có trên 40 chiếc tàu công suất 400CV và 265 chiếc 90CV trở lên. Điều này cho thấy, áp lực về lao động nghề biển trên địa bàn tỉnh là không hề nhỏ.

Trong cái nhìn tổng quan về sự phát triển, theo TS Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh thì sau 7 năm thực hiện NQ 06 về Chương trình hành động để thực hiện Chiến lược biển của Tỉnh ủy, tính đến cuối năm 2014, đội tàu cá xa bờ sau 7 năm đã tăng hơn 2,5 lần và đây là bước tăng trưởng không chỉ ngoạn mục mà còn rất bền vững. 35.887 tấn là tổng sản lượng khai thác thủy sản thực hiện trong năm 2014. Giá trị sản xuất khai thác thủy sản thực tế năm 2014 toàn tỉnh đạt 1.460 tỷ đồng, tỷ trọng chiếm gần 18% toàn ngành. Nếu làm một phép so sánh thì tỷ trọng này trên của toàn quốc là 9,5%. Trên địa bàn tỉnh, tỷ trọng “áp đảo” thuộc về trồng trọt và chăn nuôi (khoảng 60%), sau đó là khai thác thủy sản rồi mới đến nuôi trồng (khoảng 13%) và lâm nghiệp (khoảng từ 6-7%). Thông tin đáng mừng là trong năm qua, có tàu đánh bắt xa bờ cho thu nhập rất cao khi thuyền viên tham gia (đi bạn) được chia trên dưới 50 triệu đồng/tháng.

Những con số này cho thấy, đã có bước thay đổi lớn trong thu nhập so với trước đây và hiện tại, đây cũng chính là yếu tố tạo sức hút trở lại đối với nghề cá trên biển. Tuy nhiên, trong một cái nhìn lâu dài để phát huy nguồn lực khai thác thủy sản nói chung và lao động nghề cá nói riêng, nhất là trong đánh bắt xa bờ của tỉnh nhà, cần có một chiến lược tốt hơn về nguồn lực. Sự lôi kéo trở lại của nghề đánh bắt xa khơi là có, nhưng gần như mới chỉ tập trung ở con số nhỏ. Hơn nữa, trong khi nguồn lực mới chưa nhiều, chắc chắn sẽ có sự chia sẻ giữa các đội tàu và từ đó, sẽ gây nên những bất ổn cục bộ về nhân lực.
Bên cạnh những căn nguyên về tâm lý lao động nghề (vất vả, gian khổ), mức độ của sự cần cù, thể lực, sự chịu đựng sóng gió và khả năng tích lũy kinh nghiệm trong các chuyến biển dài ngày, ngư dân hiện nay cũng cần có thêm kỹ năng và trình độ để ứng dụng khoa học, công nghệ, máy móc, thiết bị… vận hành trên biển đang ngày một hiện đại hơn. Trong khi đó, hầu hết lao động nghề biển chưa được đào tạo một cách bài bản, phần lớn là tự tích lũy kinh nghiệm hoặc được truyền nghề. Hiện vẫn chưa có khoa hay chương trình đào tạo về đánh bắt xa bờ để có những con người cụ thể, vận hành tốt và nâng cao chất lượng, hiệu quả đánh bắt. Đây có lẽ cũng là điều cần được đặt ra trong cơ cấu ngành nghề đào tạo ở bậc đại học (chẳng hạn như Trường đại học Nông lâm).
Trong một chiến lược dài hơn, xa hơn, lao động nghề cá trên biển không chỉ đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế của tỉnh nhà dựa trên tiềm năng sẵn có mà còn đóng góp quan trọng vào an ninh trên biển, vào bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Bình Nguyên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời

Cách đây 80 năm, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (nay thuộc hai xã Tam Kim và Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời
Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP. Huế

Sáng 21/12, UBND TP. Huế tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố nhân dịp Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).

Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP Huế
80 năm trước quân đội ta ra đời

Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, đúng 17 giờ chiều ngày 22/12/1944, tại núi Slam Cao, trong khu rừng Trần Hưng Đạo, nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, đồng chí Võ Nguyên Giáp được Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức lãnh đạo và chỉ huy, đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, đồng thời vạch rõ nhiệm vụ của Đội đối với Tổ quốc.

80 năm trước quân đội ta ra đời

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top