ClockThứ Sáu, 17/11/2023 11:45

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 11/2023

Sáng 17/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2023 để thảo luận về các đề nghị xây dựng luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Cấp, thoát nước; Luật Điện lực (sửa đổi).

Thủ tướng chủ trì hội nghị 'Phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững'Diễn đàn Chính phủ - phi Chính phủ về phúc lợi xã hội và phát triển lần thứ 18Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý thực hiện đấu giá quyền cấp quyền khai thác khoáng sảnThủ tướng: Xử lý nghiêm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong công tác PCCC

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN 

Dự Phiên họp có: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Mở đầu phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, xây dựng, hoàn thiện thể chế là một trong ba đột phá chiến lược đã được Đảng, Nhà nước xác định. Đột phá chiến lược về xây dựng, hoàn thiện thể chế là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, mang ý nghĩa nền tảng, tạo khung pháp lý để khơi thông, giải phóng, huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Từ đầu năm 2023 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục quan tâm, đầu tư đặc biệt cho công tác này, nhất là việc rà soát, hoàn thiện pháp luật, tháo gỡ điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Chính phủ đã tổ chức 8 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật; đang trình Quốc hội xem xét, thông qua nhiều dự án luật quan trọng, có tác động sâu rộng tới toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội. Cùng với đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 100 văn bản quy phạm pháp luật.

Theo Thủ tướng, quá trình xây dựng pháp luật luôn luôn đảm bảo các yêu cầu: tăng cường kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm tiến độ, chất lượng xây dựng, trình văn bản quy phạm; cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, giảm bớt "xin - cho", giảm sách nhiễu, giảm chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp; xử lý những vấn đề mới phát sinh để huy động tối đa nguồn lực cho phát triển; phân cấp, phân quyền triệt để, đề cao vai trò người đứng đầu, gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp, tăng cường năng lực thực thi của cấp dưới, tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát quyền lực; không để cài cắm lợi ích nhóm, cục bộ, lợi ích của bộ, ngành, địa phương trong xây dựng pháp luật.

“Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ rà soát lại, nếu bộ ngành nào chưa phân công Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phụ trách công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế phải phân công ngay, hoàn thành trong tháng 11/2023 để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện thể chế, trên tinh thần “đã nói phải làm, đã có Nghị quyết phải thực hiện”, Thủ tướng nhắc nhở.

Thủ tướng thẳng thắn cho rằng, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế vẫn còn bất cập, hạn chế. Việc trình một số dự án, dự thảo văn bản quy phạm còn chậm, chất lượng chưa bảo đảm. Tình trạng chậm, nợ đọng ban hành văn bản quy định chi tiết chưa được giải quyết triệt để; phản ứng chính sách có nơi, có lúc chưa kịp thời; kỷ luật, kỷ cương có nơi, có lúc chưa nghiêm…

“Đây cũng là những nội dung được đại biểu Quốc hội, đồng bào, cử tri đặc biệt quan tâm; cần hết sức lưu tâm, sớm xử lý. Những vấn đề đã rõ, đã chín, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện; những vấn đề chưa có quy định hoặc vượt quy định phải xây dựng quy định để tạo hành lang pháp lý cho phát triển”, Thủ tướng lưu ý.

Tại Phiên họp, Chính phủ đã nghe cơ quan chủ trì trình bày tóm tắt đề nghị xây dựng các Luật; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến xây dựng các dự án luật; tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành; xem xét về quy trình, thủ tục chuẩn bị; các yêu cầu, nguyên tắc xây dựng Luật; tính đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan; tham khảo kinh nghiệm quốc tế; đồng thời phân tích sâu các vấn đề căn cơ và còn có nhiều ý kiến khác nhau tại các dự án luật.

Theo TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominicana

Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominicana theo lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana Luis Abinader Corona, sáng 20/11, theo giờ địa phương, tại Cung Quốc gia ở thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm rất thành công.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominicana
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ các nhà Lãnh đạo nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh G20

Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, gồm Canada, Singapore, Tây Ban Nha, Paraguay, UAE, Vatican, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ các nhà Lãnh đạo nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh G20
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất 6 nội dung để ACMECS bứt phá trong giai đoạn tới

Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 7/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10 có chủ đề “Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập” được tổ chức với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ, Trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất 6 nội dung để ACMECS bứt phá trong giai đoạn tới
Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

TIN MỚI

Return to top