ClockThứ Sáu, 23/08/2019 11:06

“Thừa Thiên Huế” – 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”

TTH.VN - Đó là chủ đề Hội thảo khoa học do Sở Văn hóa – Thể thao tỉnh, Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế và Trường đại học Sư phạm Huế phối hợp tổ chức sáng 23/8. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà dự, phát biểu tại hội thảo.

50 năm gìn giữ giấc ngủ cho NgườiTrang trọng Lễ giỗ lần thứ 50 của Chủ tịch Hồ Chí MinhChăm lo đời sống cho người lao động là thực hiện di chúc của BácTập trung tuyên truyền kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hội thảo nhận được nhiều ý kiến tham luận của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học 

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy khẳng định, quê hương Thừa Thiên Huế vinh dự, tự hào cùng với các địa phương khác trong cả nước góp phần hun đúc, tạo nên nhân cách con người “Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh”.

Càng vinh dự, tự hào bao nhiêu, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân trong toàn tỉnh phải không ngừng nỗ lực phấn đấu bấy nhiêu để xây dựng quê hương Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển như lời căn dặn của Bác.

Thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân toàn tỉnh đã vượt qua những khó khăn, đề ra các giải pháp, tập trung chỉ đạo quyết liệt để tạo được những bước đột phá quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; luôn giữ vững, phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh để tạo động lực mới vươn lên.

“50 năm Bác Hồ đi xa. Bên cạnh những nỗ lực cố gắng để đạt được những kết quả quan trọng, chúng ta còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Hội thảo lần này là dịp để chúng ta làm sáng tỏ hơn về những giá trị bản Di chúc của Bác; đồng thời, tự soi rọi bản thân mình, tiếp tục đề xuất những giải pháp, những kinh nghiệm, cách làm có hiệu quả trong thực hiện Di chúc của Bác trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, vận dụng linh hoạt bản Di chúc của Bác sát hợp với thực tế hơn trong thời gian tới”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà khẳng định.

Trường Quốc Học - nơi mang đậm dấu ấn Bác Hồ ở Thừa Thiên Huế 

Hội thảo nhận được 52 bài tham luận của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, giảng viên, cán bộ chuyên môn đến từ các sở, ngành, viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, các bảo tàng trong và ngoài tỉnh .

Các tham luận tập trung làm rõ, đi sâu phân tích về bối cảnh ra đời, quá trình Chủ tịch Hồ Chí Minh viết, sửa chữa, bổ sung vào bản Di chúc; phân tích những giá trị lý luận và thực tiễn, những nhiệm vụ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn trong Di chúc; những thành tựu nổi bật mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh đạt được qua 50 năm thực hiện Di chúc của Người; công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế…

Tin, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao

Sáng 21/12, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức hội thảo tổng kết khoa học và công nghệ (KHCN) giai đoạn 2019-2024 và xây dựng chiến lược phát triển nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan và các nhà khoa học, lãnh đạo Trường đại học Y - Dược, ĐHH.

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao
“Quản lý sinh cảnh bền vững”

Đó là chủ đề của hội thảo quốc tế "Quản lý sinh cảnh bền vững" do Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế tổ chức khai mạc ngày 2/12.

“Quản lý sinh cảnh bền vững”
Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Return to top