ClockThứ Hai, 15/06/2015 05:50

Tiêu thụ nông sản lên bàn nghị sự

TTH - Một trong những vấn đề nóng lên trong các phiên chất vấn tại Kỳ họp Quốc hội vào cuối tuần qua là tiêu thụ hàng nông sản. Câu hỏi mà các đại biểu đặt ra tập trung vào các vấn đề chính: thiếu đầu ra cho nông sản và nông ngư; vai trò, trách nhiệm của cơ quan chủ quản từ Bộ đến tận chính quyền cơ sở trước thực trạng nông thôn thiếu liên kết, nông dân chạy theo phong trào; vì sao liên kết bốn nhà (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông) đã triển khai cả một thập kỷ rồi mà người dân vẫn loay hoay, lúng túng và chật vật với sản phẩm do mình cày xới, nuôi trồng…

Câu chuyện nông sản được mùa nhưng mất giá không phải là hiện tượng cá biệt, nhưng năm nay, với sự ùn ứ và rớt giá thê thảm của dưa hấu, hành tây Đà Lạt, hành tím Sóc Trăng và mới đây là lúa gạo được phản ảnh trên nhiều phương tiện thông tin truyền thông đã làm dư luận thật sự chú ý. Vào cuộc để “giải cứu” giúp người dân là một cách đồng hành của không ít cá nhân và tổ chức xã hội mang tính tình thế trong thời gian vừa qua. Rà lại các dự án, kế hoạch, phương thức chuyển giao công nghệ và kết nối thông tin thị trường từ cơ quan chuyên ngành đến người sản xuất là một cách quan tâm khác của dư luận. Những mối quan tâm chia sẻ này phần nào đó đã tạo được áp lực cho đến khi nó được đặt lên bàn nghị sự, với những câu hỏi thẳng thắn, nóng hổi và truy đến cùng trách nhiệm cũng như vai trò của từng cấp trước những tồn tại.

Gạo giảm 28,1%, cà phê giảm trên 40% và thủy sản trên 20%... trong kim ngạch xuất khẩu toàn quốc ở quý I vừa qua là một góc nhìn khác về tiêu thụ hàng nông sản. Thị trường thế giới luôn có sự thay đổi là tác động khách quan, nhưng về phía chủ quan trong việc khơi thông thị trường để tiêu thụ nông sản vẫn còn nằm ở các điểm mấu chốt: không chỉ người dân mà doanh nghiệp cũng thiếu thông tin; doanh nghiệp và nhà nông chưa có mối quan hệ và sự phối hợp mặn mà; chính sách, quy hoạch chưa bám sát thực tế hoặc thiếu đôn đốc, kiểm tra, giám sát ở từng vùng, miền và tại từng địa phương, dẫn đến thiếu những phản ứng nhanh nhạy đối với điều tiết mùa vụ để đối phó có hiệu quả với diễn biến thị trường. Mặt khác, dù có cải thiện nhưng trình độ công nghệ trong chế biến nông sản vẫn còn khoảng cách.
Phải tiếp tục hỗ trợ nông dân để nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản và hỗ trợ nông dân, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong tiêu thụ nông sản; tìm biện pháp hỗ trợ, giảm thiểu những tổn thất cho bà con nông dân; đặt ra các yêu cầu mới để phát triển mạnh hơn các tổ hợp tác, các hợp tác xã và các doanh nghiệp – trong đó thực sự chú trọng vai trò của doanh nghiệp - trong chuỗi giá trị cũng là những vấn đề mà Bộ trưởng Bộ NN & PTNT thừa nhận và khẳng định trong phiên giải trình trước các đại biểu Quốc hội.
Trên bình diện này, tôi thực sự tâm đắc với ý kiến của ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) khi cho rằng “Bộ NN & PTNT chỉ tập trung vào tấn nông sản, Bộ Công thương vào tỷ đô la nhưng doanh nghiệp họ chỉ tính tới lợi nhuận”. Sự phối hợp của 3 nhóm này không chỉ tránh gây khó khăn cho nhau, không kìm hãm nhau phát triển mà sẽ còn tạo động lực tốt trong khơi thông thị trường và người dân sẽ được hưởng lợi.
Bình Nguyên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời

Cách đây 80 năm, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (nay thuộc hai xã Tam Kim và Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời
Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP. Huế

Sáng 21/12, UBND TP. Huế tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố nhân dịp Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).

Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP Huế
80 năm trước quân đội ta ra đời

Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, đúng 17 giờ chiều ngày 22/12/1944, tại núi Slam Cao, trong khu rừng Trần Hưng Đạo, nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, đồng chí Võ Nguyên Giáp được Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức lãnh đạo và chỉ huy, đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, đồng thời vạch rõ nhiệm vụ của Đội đối với Tổ quốc.

80 năm trước quân đội ta ra đời
Return to top