ClockThứ Sáu, 10/09/2021 15:58

Tổng Bí thư: Phòng, chống tham nhũng phải đồng bộ với phòng, chống tiêu cực

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh công tác phòng, chống tham nhũng phải gắn liền, đồng bộ với công tác phòng, chống tiêu cực, nhất là chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Phòng chống tham nhũng: Quyết liệt hơn nữa, hiệu quả cao hơn nữa, không ngừng, không nghỉ và chỉ có tiến lênXử lý dứt điểm các vụ việc nổi cộm, không để tồn đọng kéo dàiSớm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về phòng chống tham nhũng

Ngày 10/9, tại Văn phòng Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án "Sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng" (Ban chỉ đạo) để chỉ đạo phòng, chống cả tham nhũng và tiêu cực.

Sau khi nghe đại diện lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo trình bày nội dung tờ trình của Đề án, Bộ Chính trị thảo luận và thống nhất cao về những nội dung của Đề án.

Kết luận cuộc họp, Tổng Bí thư nhấn mạnh một số nội dung.

Theo đó, về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo, Tổng Bí thư nhấn mạnh tham nhũng và suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" đều là những biểu hiện tiêu cực. Tham nhũng nói riêng, và tiêu cực nói chung đều làm mất đi sự trong sạch của bộ máy Đảng, Nhà nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín, phẩm chất đạo đức, vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.

Do đó, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) phải gắn liền, đồng bộ với công tác phòng, chống tiêu cực, nhất là chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Không chỉ đấu tranh PCTN trong lĩnh vực kinh tế, mà quan trọng hơn phải chống tiêu cực trong cả lĩnh vực tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Hai cái này nó có liên quan đến nhau, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống thì mới dẫn đến tham nhũng, đây mới là cái gốc, cái cơ bản cần phải chống. Cái lợi ích kinh tế nó thường gắn liền với quyền lợi chính trị, chức quyền, với sự hư hỏng về đạo đức, lối sống…

Công tác đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" mặc dù đã được lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện quyết liệt, có chuyển biến rõ nét; tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ vẫn còn diễn biến phức tạp.

Những hạn chế nêu trên có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân cơ bản là do công tác phòng, chống tiêu cực tuy đã được quan tâm chỉ đạo, nhưng còn phân tán, thiếu tính tập trung; chưa gắn kết chặt chẽ giữa PCTN với phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo để chỉ đạo phòng, chống cả tham nhũng và tiêu cực là hết sức cần thiết, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Về đối tượng chỉ đạo phòng, chống tiêu cực, Bộ Chính trị xác định là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của các tổ chức trong hệ thống chính trị, để đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm trong chỉ đạo phòng, chống tiêu cực.

Về phạm vi, trọng tâm chỉ đạo của Ban Chỉ đạo, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ chỉ đạo công tác PCTN; phòng, chống tiêu cực, trọng tâm là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của các tổ chức trong hệ thống chính trị trong phạm vi cả nước.

Trực tiếp chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng hoặc có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; các vụ án, vụ việc và hành vi tiêu cực khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín, phẩm chất đạo đức, vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ (gọi chung là vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm).

Việc Bộ Chính trị quyết định sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo để chỉ đạo phòng chống cả tham nhũng và tiêu cực tiếp tục khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh PCTN, tiêu cực quyết liệt, không ngừng, không nghỉ, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi và sự tin tưởng của nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng.

Bộ Chính trị giao Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị để hoàn thiện, trình Tổng Bí thư ký ban hành Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thay thế Quy định số 211-QĐ/TW, ngày 25-12-2019 của Bộ Chính trị (khóa XII).

Bổ sung mệnh đề "tiêu cực" vào tên gọi Ban chỉ đạo

Về tên gọi của Ban Chỉ đạo, Bộ Chính trị thống nhất tên gọi Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (bổ sung từ "tiêu cực"), để bao quát được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo.

Theo NLĐ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học giả Trung Quốc: Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện lập trường kiên định về chống lãng phí, chống tham nhũng

Bài viết với nhan đề "Chống lãng phí" của Tổng Bí thư Tô Lâm được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước là một thông điệp hết sức kịp thời, thể hiện lập trường kiên định của lãnh đạo Việt Nam trong vấn đề phòng chống tham nhũng, chống lãng phí.

Học giả Trung Quốc Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện lập trường kiên định về chống lãng phí, chống tham nhũng
Phòng, chống bạo lực học đường: Nhà trường và gia đình cần theo sát con trẻ

Bạo lực học đường thực sự luôn rình rập, hiện hữu ở bất cứ ngôi trường nào. Ngoài những học sinh cá biệt, có xu hướng bạo lực thì nhiều hành vi bạo lực xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của học sinh. Các con chỉ nghĩ đơn giản “dọa cho bạn sợ” chứ không lường được những hậu quả, tổn thương tâm lý mà mình gây ra cho bạn học...

Phòng, chống bạo lực học đường Nhà trường và gia đình cần theo sát con trẻ
Return to top