ClockThứ Tư, 07/04/2021 18:55

Trình Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 2 Phó Thủ tướng và 12 thành viên Chính phủ

Chiều nay (7/4), tại Kỳ họp 11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình danh sách để Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm 2 Phó Thủ tướng và 12 Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.

Lãnh đạo Quốc hội và các uỷ ban sau kiện toànPhê chuẩn miễn nhiệm 1 Phó Thủ tướng và 12 Bộ trưởng, trưởng ngànhTrình miễn nhiệm Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và một số thành viên Chính phủ

Danh sách đề cử cụ thể như sau:

1. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái

Ông Lê Minh Khái sinh năm 1964. Quê quán: xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Bí thư Trung ương Đảng Khóa XIII; Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII; Đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Ông từng kinh qua nhiều vị trí công tác như: Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, Phó Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu, Tổng Thanh tra Chính phủ.

2. Phó Thủ tướng Lê Văn Thành

Ông sinh năm 1962. Quê quán: xã Tân Liên, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII; Đại biếu Quốc hội khóa XII.

Ông Lê Văn Thành từng giữ các chức vụ: Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, Phó Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Chủ tịch HĐND thành phố Hải Phòng.

Ông Lê Minh Khái và ông Lê Văn Thành được đề cử để Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Phó Thủ tướng

3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang

Thượng tướng Phan Văn Giang sinh năm 1960. Quê quán: Xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ủy viên Bộ Chính trị: Khóa XIII; Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa XII, XIII; Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương.

Ông từng giữ chức Tư lệnh Quân khu 1; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thượng tướng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

4. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Ông Bùi Thanh Sơn sinh năm 1962. Quê quán: Phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa XII, XIII. Đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Trước khi được giới thiệu vào vị trí mới, ông từng là Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Vụ trưởng Vụ Chính sách Đối ngoại, Bộ Ngoại giao; Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, sau là Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao...

5. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà

Bà Phạm Thị Thanh Trà sinh năm 1964. Quê quán: Xã Nam Yên, huyện Nam Đàn, Nghệ An. Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa XII, XIII.

Bà từng giữ các chức vụ: Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái, Thứ trưởng Bộ Nội vụ. Ngày 25/9/2020 Bộ Chính trị điều động, phân công giữ chức Phó Ban Tổ chức Trung ương, chỉ định tham gia Ban Cán sự Đảng Bộ Nội vụ.

6. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Ông Hồ Đức Phớc sinh năm 1963. Quê quán: xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa XII, XIII; Đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Ông từng giữ các chức vụ: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An; Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Nghệ An, Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An; Tổng kiểm toán Nhà nước.

7. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn

Ông Trần Văn Sơn sinh năm 1961. Quê quán: xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa XII, XIII; Đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Trước khi được giới thiệu, ông từng giữ các chức vụ: Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

8. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan

Ông Lê Minh Hoan sinh năm 1961. Quê quán: xã Mỹ Trà, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa XII, XIII; Đại biểu Quốc hội: Khóa XI, XIII, XIV.

Ông từng giữ các vị trí: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp; Bí thư Thành ủy Cao Lãnh; Phó Bí thư Tỉnh ủy; Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Tháp; Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

9. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

Ông Nguyễn Hồng Diên sinh năm 1965. Quê quán: xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa XII, XIII; Đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Ông từng giữ các chức vụ: Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Bình, Phó Bí thư rồi Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thái Bình, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình và Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

10. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn

Ông Nguyễn Kim Sơn sinh năm 1966. Quê quán: xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII.

Ông từng giữ các vị trí: Phó Hiệu trưởng, Phó Bí thư Đảng ủy trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc; Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Phó Giám đốc Thường trực Đại học Quốc gia Hà Nội; Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Đại học Quốc gia Hà Nội và Bí thư Đảng ủy Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng

Ông Nguyễn Văn Hùng sinh năm 1961. Quê quán: huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa XII, XIII.

Ông từng giữ các chức vụ: Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

12. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh

Ông Hầu A Lềnh sinh năm 1973. Quê quán: Xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa X (dự khuyết), XI (dự khuyết), XII, XIII.

Ông từng giữ các vị trí: Bí thư Huyện ủy Sa Pa, tỉnh Lào Cai; Phó Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai; Phó Trưởng ban Chỉ đạo và Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Bắc; Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đảng ủy cơ quan Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

13. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị

Ông Nguyễn Thanh Nghị sinh năm 1976. Quê quán: Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa XI (dự khuyết), XII, XIII; Đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Ông từng giữ các chức vụ: Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Bí thư Tỉnh ủy rồi Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang. Ngày 5/10/2020, Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

14. Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong

Ông Đoàn Hồng Phong sinh năm 1963. Quê quán: thị trấn Quỹ Nhất, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa XII, XIII; Đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Các chức vụ mà ông từng giữ: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định; Bí thư Tỉnh ủy Nam Định.

Các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận tại Đoàn về dự kiến nhân sự. Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bỏ phiếu kín và thông qua Nghị quyết công nhận kết quả phê chuẩn bổ nhiệm trong phiên họp bế mạc diễn ra vào ngày mai (8/4).

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV:
Cần bổ sung quy định về hành lang an toàn mỏ

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, chiều 5/11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.

Cần bổ sung quy định về hành lang an toàn mỏ
Quốc hội thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025

Ngày 4/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia...

Quốc hội thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025
Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 31/10 đã diễn ra phiên thảo luận tại tổ về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ cao đối với Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (Đề án); đồng thời cho rằng, Huế xứng đáng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Return to top