ClockThứ Tư, 31/08/2022 14:34

Từ một chỉ số tự tin

70 triệu lượt khách du lịch nội địa là số liệu được thống kê trong 8 tháng đầu năm. Con số này đã vượt qua chỉ tiêu được đặt ra cho cả năm 2022 là 60 triệu lượt. Điều này cho thấy năng lực tiềm ẩn từ du lịch nội địa.

Dĩ nhiên, điều này còn xuất phát từ sự “tích tụ” và bùng nén của một nhu cầu bị kiềm chế bởi dịch bệnh. Nhưng nhìn từ bình diện chung, chúng ta vẫn có thể nhận thấy ở đây vẫn dư địa rất lớn và vấn đề là ở chỗ, nó sẽ được tổ chức, kích cầu và phục vụ như thế nào mà thôi.

85% khách du lịch Việt có dự định đi du lịch trong 12 tháng tới và Việt Nam đứng thứ 2 về chỉ số tự tin du lịch là một chỉ số được khảo sát, đánh giá và công bố bởi công ty du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới Booking.com. Khảo sát này đồng thời cũng cho thấy, có đến 45% du khách Việt muốn đi du lịch vì họ đã lên kế hoạch từ trước đại dịch nhưng chưa thực hiện được, nên giờ là thời điểm để lên đường. Cũng cần phải nói thêm rằng, trước mặt chúng ta còn là một kỳ nghỉ lễ vừa đủ cho những chuyến đi dịp 2/9 và sau đó nữa, là một kỳ nghỉ nghỉ tết nguyên đán khá dài…

Dù mới xấp xỉ mức 50% doanh thu của 8 tháng đầu năm 2019 – thời kỳ trước dịch – nhưng du lịch lữ hành 8 tháng năm 2022 ước đạt 15,4 nghìn tỷ đồng.  So với cùng kỳ năm trước, đã là một con số khả quan khi gấp từ 3 đến 4 lần.

Trong một cái nhìn dài hơi hơn theo cách mà tác giả Michael Arnold trong một bài báo đăng trên The Business Times (Singapore) ngày 23/8, du lịch của Việt Nam đang sẵn sàng cho quá trình tăng trưởng mạnh mẽ trong 5 năm tới. Doanh thu du lịch quốc tế dự kiến sẽ vượt mức trước đại dịch vào năm 2024 (báo Nhân dân điện tử). Đây là một cái nhìn lạc quan về Việt Nam ở lĩnh vực hoạt động này. Việt Nam cũng đang được xếp đầu danh sách các điểm đến quốc tế trên toàn thế giới có nhu cầu về lưu trú gia tăng trong năm nay. Ước tính, khoảng 100 dự án khách sạn đang được xây dựng ở Việt Nam là một dữ liệu khác từ Google Destination Insights.

Có rất nhiều phương thức và các gói sản phẩm được xây dựng, và nó không chỉ đến từ các công ty du lịch, dịch vụ và lữ hành hàng đầu của Việt Nam mà còn đến từ các địa phương. Điều chúng tôi muốn nói là, ở đây không chỉ bao gồm các địa phương đã phát triển du lịch như Hà Nội, Lào Cai, Ninh Bình, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh. Sự tham gia vào chuỗi các giá trị mà du lịch nội địa mang tới trong thời gian qua đã xuất hiện thêm những tên tuổi mới như Hòa Bình, Bình Định, Phú Yên, Tây Ninh…với vô số những điểm đến mới.

Tôi cứ nghĩ mãi về chỉ số tự tin du lịch được khảo sát và đánh giá về (và từ) du khách Việt Nam. Điều này chắc chắn phản ảnh một nhu cầu về nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe tinh thần (55%) như là động lực hàng đầu của du khách Việt. Tuy nhiên, điều đó sẽ không đến nếu như dịch bệnh không được kiểm soát chặt chẽ, kinh tế được phục hồi và dần ổn định. Đó mới là điều chính yếu đã tạo nên sự “lành thương” và bắt đầu cho những khả năng xê dịch của người Việt. Đó cũng là một sự trở lại của những giá trị tăng thêm ở khía cạnh xã hội.

Nguyễn Lê An

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, lựa chọn chiến lược và là ưu tiên hàng đầu cho phát triển nhanh, bền vững. Ngành du lịch nói chung, du lịch Cố đô nói riêng đang thúc đẩy chuyển đổi số, gắn với công tác quảng bá và phát triển ngành công nghiệp không khói.

Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số
Để hút khách du lịch tàu biển lên thành phố Huế

Du lịch Huế đã từng bỏ lỡ nhiều cơ hội đáng tiếc khi không ít khách du lịch tàu biển cập cảng Chân Mây chọn những điểm đến khác mà không phải là Huế. Cùng với việc đầu tư hoàn thiện sản phẩm du lịch, Huế đang chú ý hơn khâu kết nối, quảng bá để hút khách lên thành phố Huế.

Để hút khách du lịch tàu biển lên thành phố Huế
80% du khách APAC tiếp tục ưu tiên du lịch và chi tiêu cho du lịch trong năm 2025

Nền tảng tìm kiếm thông tin du lịch Skyscanner vừa công bố một báo cáo mới tiết lộ xu hướng du lịch năm 2025 tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC), trong đó nổi bật là các vấn đề về xu hướng du lịch, chi tiêu cho du lịch, sở thích về điểm đến, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong du lịch và du lịch bền vững.

80 du khách APAC tiếp tục ưu tiên du lịch và chi tiêu cho du lịch trong năm 2025
Du lịch đồng hành cùng văn hóa di sản

Du lịch là ngành công nghiệp, dĩ nhiên trước hết mang lại lợi nhuận, đóng góp lớn trong ngành kinh tế của tỉnh. Song hành với đó cũng là quảng bá các di sản thiên nhiên, văn hóa, di sản của tiền nhân để lại. Đây cũng là cách quảng bá cho một vùng đất tươi đẹp, thân thiện, giàu tri thức và tiềm năng đến với cả nước và thế giới.

Du lịch đồng hành cùng văn hóa di sản
Tạo sức bật từ năm du lịch quốc gia

Năm 2025, Thừa Thiên Huế được chọn để đăng cai tổ chức năm du lịch quốc gia. Đây là cơ hội để ngành du lịch Cố đô kết nối và tạo được dấu ấn, khai thác hết tiềm năng, lợi thế, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Tạo sức bật từ năm du lịch quốc gia
Return to top