ClockThứ Ba, 23/08/2022 08:51

Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tham nhũng chính sách

Phát biểu kết luận tại Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 và triển khai chương trình xây dựng luật, pháp lệnh,Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu các cơ quan hữu quan siết chặt kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm tuân thủ chặt chẽ quy trình, thủ tục luật định, nhất là trong việc chuẩn bị hồ sơ, đưa dự án luật, pháp lệnh vào chương trình hằng năm.

Chủ động phòng ngừa “tham nhũng chính sách”Tuyên truyền về những cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thừa Thiên HuếTăng cường hiệu lực giám sát của Quốc hội; tránh tham nhũng chính sách

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo hội nghị về triển khai chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. (Ảnh DUY LINH)

Chủ tịch Quốc hội đặc biệt nhấn mạnh cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc tinh thần chỉ đạo của Trung ương về phòng, chống tham nhũng; xây dựng các cơ chế, quy định để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngay trong công tác xây dựng pháp luật, không để bị chi phối bởi các hành vi không lành mạnh của bất cứ tổ chức, cá nhân nào; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tham nhũng chính sách, lồng ghép lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ hoặc nghiêng về tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý nhà nước mà thiếu sự đồng hành với người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị tiếp tục đề cao trách nhiệm của các cơ quan, nhất là người đứng đầu trong công tác xây dựng pháp luật nói chung và triển khai Kết luận số 19, Kế hoạch số 81...

Đánh giá cao sự phối hợp, đồng hành giữa các cơ quan của Quốc hội với các cơ quan trình rất chặt chẽ, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh chức trách nhiệm vụ của cơ quan trình, cơ quan thẩm tra vẫn rành mạch, quan điểm vẫn giữ vững, nhưng các cơ quan cộng đồng trách nhiệm với nhau, cùng nhau thảo luận, xem xét kỹ lưỡng đến cùng; lãnh đạo Chính phủ, các bộ trưởng hết sức tích cực, dành nhiều thời gian hơn cho công tác xây dựng pháp luật.

Nhất trí với đánh giá của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ lập pháp, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan cần tiếp tục thống nhất nhận thức và triển khai nghiêm túc 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đã nêu tại Kế hoạch số 81; khẩn trương chuẩn bị các đề nghị xây dựng luật đối với 32 nhiệm vụ đã hoàn thành việc nghiên cứu rà soát để bảo đảm chất lượng và tiến độ, tránh tình trạng trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, nội hàm, phạm vi điều chỉnh chưa thật rõ nên chưa đưa vào chương trình được.

Với 69 nhiệm vụ còn lại của Kế hoạch, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các cơ quan, tổ chức nỗ lực bảo đảm tiến độ, chất lượng, không lùi thời hạn so với Kế hoạch. Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội lưu ý: Nhiệm vụ lập pháp của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV không chỉ “đóng khung” lại trong 137 nhiệm vụ tại Kết luận số 81; mà đây chỉ là định hướng; do đó, các cơ quan, tổ chức hữu quan cần chủ động đề xuất thêm các nhiệm vụ cần thiết, cấp bách khác nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc sống.

Nhấn mạnh nhiệm vụ cần tiếp tục đổi mới quy trình xây dựng pháp luật, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ tăng cường các phiên họp chuyên đề xây dựng luật, bố trí thời gian phù hợp để thảo luận, xem xét kỹ lưỡng; tổ chức các hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách; đổi mới cách thức lấy ý kiến nhân dân, ý kiến chuyên gia...

Đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, lãnh đạo các bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)... báo cáo cụ thể về tiến độ triển khai các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 81, nội dung trọng tâm và những vấn đề đang đặt ra trong thực hiện từng nhiệm vụ.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao sự quyết tâm, nỗ lực của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Chính phủ và các cơ quan, tổ chức liên quan; đồng thời chia sẻ những khó khăn, thách thức trong điều kiện nguồn lực, phải thực hiện khối lượng công việc rất lớn, những nhiệm vụ hệ trọng chưa từng có để thích ứng với điều kiện dịch Covid-19.

Chiều cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội chủ trì cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát của Quốc hội với UBND thành phố Hà Nội trong thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí giai đoạn 2016-2021. Chủ tịch Quốc hội đánh giá Hà Nội chuẩn bị báo cáo nghiêm túc, đầy đủ về nội dung này. Nhấn mạnh, đây là địa phương luôn có tinh thần trách nhiệm cao về tiết kiệm, chống lãng phí trong cả lĩnh vực công lẫn tư; Hà Nội cũng thực hiện rất tốt Nghị quyết của Trung ương về sắp xếp bộ máy, biên chế, là địa phương thực hiện hợp lý hóa cơ cấu chi…

Nhấn mạnh mục tiêu lớn nhất sau cuộc giám sát nhằm khai thác các nguồn lực gồm nhân lực, vật lực, tài lực tốt hơn để làm dư địa cho tăng trưởng, phát triển, đồng chí Vương Đình Huệ đề nghị Hà Nội cần rà soát các vướng mắc đang làm cản trở, nhất là trong cung cấp các dịch vụ công, dịch vụ sự nghiệp công và sản phẩm công ích. Chủ tịch Quốc hội đề nghị thành phố tiếp tục rà soát, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ về tình trạng lấn chiếm sử dụng trái phép đất nông nghiệp, đất dịch vụ, đất dự án treo, nhà ở xã hội, thu hồi các dự án kém hiệu quả, không để lãng phí nguồn lực về đất đai ■

Theo Nhân dân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ngày 26/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau: 1. Xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công
Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội

Công tác an sinh xã hội trên địa bàn thời gian qua đã có nhiều khởi sắc. Từ những chính sách, các chương trình, dự án, hoạt động trợ giúp, nhiều hoàn cảnh được tiếp cận các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, được nâng cao kỹ năng để giải quyết khó khăn về vật chất và tinh thần.

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội
Return to top