ClockThứ Tư, 03/08/2016 14:12

Vì chất lượng doanh nghiệp

TTH - Dựa trên các nguyên tắc chủ yếu là bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp quyền tự do của người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thực hiện chủ trương Nhà nước kiến tạo, lấy doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ; tập trung cải thiện môi trường kinh doanh an toàn và thân thiện... đã có đến 5 nhiệm vụ chủ yếu, 18 đầu mối phân công trách nhiệm cụ thể và 2 đề nghị tại Kế hoạch 114/KH-UBND ngày 29/7/2016 của UBND tỉnh để hướng đến mục tiêu đến năm 2020, toàn tỉnh có ít nhất 7.000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động, trong đó có các DN có quy mô lớn, nguồn lực mạnh và khu vực DN sẽ đóng góp khoảng 80%-85% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, góp phần đưa Thừa Thiên Huế trở thành tỉnh khá so với tương quan chung của các nước.

Có thể nhận thấy yếu tố chất lượng của doanh nghiệp và vì doanh nghiệp được thể hiện rõ nét trong rất nhiều các tiêu chí cụ thể tại Kế hoạch 114. Điều này được ghi nhận không chỉ ở việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng mức độ hài lòng của người dân và DN, rút ngắn thời gian đăng ký DN và ứng dụng tốt hơn nữa công nghệ thông tin với các dịch vụ trực tuyến mà còn ở việc khơi dậy tinh thần doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng mạnh về số lượng, chất lượng và năng lực cạnh tranh của cộng đồng DN và quan trọng hơn, phải thay đổi cơ bản cách thức kêu gọi đầu tư và tinh thần, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức; tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch để DN phát huy tối đa năng lực của mình. Bên cạnh đó còn là những yêu cầu mang tính tác động tích cực khác trong hỗ trợ DN khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, cải tiến công nghệ; bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh doanh cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của DN...

Trong 18 đầu mối là các cơ quan, ban ngành được “điểm danh” với những trọng trách trực tiếp, trách nhiệm và sự phân công cụ thể, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng được “gọi tên” với yêu cầu về việc kịp thời nắm bắt nhu cầu về vốn, lãi suất và tháo gỡ khó khăn cho DN cũng như rà soát và đẩy mạnh chương trình kết nối giữa ngân hàng với doanh nghiệp để từ đó, có hỗ trợ kịp thời về vốn vay, chỉ đạo các tổ chức tín dụng đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục vay vốn, nâng khả năng thẩm định, tạo điều kiện cho DN tiếp cận vốn tín dụng, minh bạch hóa thông tin tín dụng...Đây cũng là những việc được đặt ra trong quá trình hoạt động để hỗ trợ DN dưới góc độ thuế và điều được lưu ý ở đây là Cục Thuế tỉnh tiếp tục cải tiến hình thức, nội dung thanh tra, kiểm tra theo phương pháp rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả. Đồng thời, phải giảm phiền hà đối với DN song hành với chống thất thu thuế, chống gian lận thương mại.

Theo một thống kê chưa đầy đủ thì hiện tại, Thừa Thiên Huế có khoảng trên 6000 DN, tuy nhiên, theo đánh giá của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh vào cuối năm 2015, tỷ lệ doanh nghiệp lớn (có vốn trên 100 tỷ) chỉ 1%, doanh nghiệp vừa và nhỏ (vốn dưới 100 tỷ) 54%, doanh nghiệp siêu nhỏ (vốn dưới 1 tỷ) 45% ; năng lực sản xuất kinh doanh còn hạn chế, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tỉnh còn thấp. Chính vì thế, việc chú trọng đến sự phát triển cũng như chất lượng của DN là mục tiêu dài lâu chứ không chỉ là mục tiêu ngắn hạn.

MINH HÀ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp

Không phủ nhận những tín hiệu khởi sắc trong việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) trong thời gian gần đây, song nhiều trở lực khiến DN gặp khó trong việc mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp
Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

Với tổng số vốn đăng ký 248 triệu USD, chiếm 15% về số lượng và 5,4% về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn tỉnh, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào Thừa Thiên Huế.

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản
Return to top