ClockThứ Năm, 28/11/2024 15:06

Thí điểm biện pháp xử lý vật chứng và tài sản trong vụ án tham nhũng

Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự vừa được Quốc hội thông qua quy định việc thí điểm xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa trong quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ việc, vụ án hình sự thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.

Đại biểu Quốc hội cơ bản thống nhất với việc sửa đổi Luật Việc làmQuốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

 Các đại biểu bấm nút thông qua Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự. (Ảnh: DUY LINH)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 28/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự với tỷ lệ tán thành cao.

Sau khi nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua nghị quyết này.

Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 450/455 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,95% tổng số đại biểu Quốc hội. Như vậy, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự với tỷ lệ tán thành cao.

Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự. (Ảnh: DUY LINH) 

Theo đó, nghị quyết này quy định việc thí điểm xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa trong quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ việc, vụ án hình sự thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.

Vật chứng, tài sản thuộc trường hợp xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 106 của Bộ luật Tố tụng hình sự không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết này.

Nghị quyết này áp dụng đối với các đối tượng sau đây: Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; Người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Nghị quyết quyết nghị nguyên tắc thực hiện là tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bảo đảm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, thi hành án dân sự.

Đồng thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn, xử lý kịp thời, hiệu quả vật chứng, tài sản nhưng không làm ảnh hưởng đến việc chứng minh, giải quyết vụ việc, vụ án; sớm khắc phục hậu quả thiệt hại, đưa tài sản vào khai thác, sử dụng, nhằm khơi thông nguồn lực phát triển, tránh thất thoát, lãng phí; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Cùng với đó, bảo đảm kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật; bảo đảm trách nhiệm thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện Kiểm sát trong quá trình xử lý vật chứng, tài sản; xử lý nghiêm hành vi vi phạm, lạm dụng, tham nhũng, tiêu cực xảy ra trong quá trình áp dụng biện pháp xử lý vật chứng, tài sản.

Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo, quyền được Nhà nước bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chưa nên mở rộng phạm vi thí điểm

 Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga. (Ảnh: DUY LINH)

Trước đó, trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho hay, đa số ý kiến tán thành quy định phạm vi thí điểm các biện pháp xử lý vật chứng, tài sản áp dụng trong quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.

Một số ý kiến đề nghị không nên áp dụng thí điểm ở giai đoạn “tiền tố tụng” (giải quyết nguồn tin tội phạm), chỉ nên thí điểm các biện pháp xử lý vật chứng, tài sản đã được kê biên, phong tỏa.

Nêu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bà Lê Thị Nga cho biết, theo quy định tại Chương IX Bộ luật Tố tụng hình sự, giai đoạn khởi tố vụ án bắt đầu từ thời điểm cơ quan tiến hành tố tụng tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và có quyền thu giữ vật chứng, đồ vật, tài liệu. Còn vụ việc là quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm để xem xét, quyết định việc khởi tố vụ án hình sự.

“Vì vậy, việc áp dụng biện pháp xử lý vật chứng, tài sản ngay từ giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm là phù hợp với nguyên tắc của Bộ luật Tố tụng hình sự” - bà Lê Thị Nga nói và cho hay quy định này đã được cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra và các cơ quan hữu quan cân nhắc kỹ nhằm thể chế hóa đầy đủ Kết luận 87-KL/TW của Bộ Chính trị.

Liên quan đến phạm vi điều chỉnh của dự thảo nghị quyết, bà Lê Thị Nga thông tin một số ý kiến đề nghị mở rộng phạm vi thí điểm áp dụng đối với cả vụ việc, vụ án hình sự thuộc diện theo dõi, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.

Ý kiến khác đề nghị mở rộng áp dụng đối với các vụ việc, vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng được quy định trong Bộ luật Hình sự.

“Các biện pháp xử lý vật chứng, tài sản được thí điểm theo Nghị quyết này là cơ chế mới, chưa được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự. Để bảo đảm thận trọng khi tổ chức thực hiện, phạm vi thí điểm chỉ nên giới hạn trong các vụ việc, vụ án hình sự thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi, chỉ đạo” - bà Lê Thị Nga nêu lý do trước mắt chưa nên mở rộng phạm vi thí điểm sang các loại vụ việc, vụ án khác.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 và được thực hiện trong 3 năm, trừ trường hợp Quốc hội có quyết định khác.

Theo nhandan.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuẩn bị thí điểm chương trình giáo dục mầm non mới

Trong 2 ngày 19-20/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến về công tác chuẩn bị thí điểm chương trình giáo dục mầm non (GDMN), tham vấn quy trình thí điểm, các biểu mẫu báo cáo kết quả thí điểm chương trình GDMN. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Chuẩn bị thí điểm chương trình giáo dục mầm non mới
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Mãn kinh không đợi tuổi: Các biện pháp bảo vệ sức khỏe phụ nữ

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong đời sống của phụ nữ, đánh dấu sự kết thúc của khả năng sinh sản. Tuy nhiên, quá trình này có thể bắt đầu sớm hơn nhiều so với dự đoán của nhiều người, thường xảy ra trong khoảng 40-50 tuổi. Mãn kinh sớm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản mà còn tác động đến nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống của phụ nữ. Bài viết này sẽ khám phá tác động đa chiều của mãn kinh đến sức khỏe phụ nữ. Tìm hiểu ngay nhé!

Mãn kinh không đợi tuổi Các biện pháp bảo vệ sức khỏe phụ nữ
Return to top