ClockThứ Năm, 06/12/2018 06:45

Thu hồi hàng chục dự án chậm triển khai

TTH - Rà soát việc thực hiện Nghị quyết 08/NQ-HĐND, ngày 14/7/2017 của HĐND tỉnh về kết quả giám sát tình hình, kết quả sử dụng đất các dự án (DA) đầu tư trên địa bàn (Nghị quyết 08), trước kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh khóa 7, Đoàn giám sát HĐND tỉnh đã dành hơn một tháng làm việc, kiểm tra thực địa với các nhà đầu tư lớn và các địa phương, ban, ngành liên quan để tiếp tục ban hành nghị quyết thu hồi các dự án không triển khai.

Thu hồi 7 dự án chậm tiến độ triển khaiThu hồi các dự án chậm tiến độ, lành mạnh hóa môi trường đầu tưThu hút nhà đầu tư có năng lựcThu hồi 8 dự án chậm triển khai ở KKT Chân Mây - Lăng CôKhai mạc trọng thể kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa VII

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương giới thiệu đến nhà đầu tư Hàn Quốc tiềm năng, thế mạnh đầu tư tại khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô

Xí phần rồi… “chây ỳ”

Khu du lịch nghỉ dưỡng sân golf Lăng Cô của Công ty CP Đầu tư phát triển Phong Phú - Lăng Cô thuộc địa bàn thị trấn Lăng Cô và xã Lộc Vĩnh (Phú Lộc), được cấp phép đầu tư năm 2008 với diện tích thuê đất hàng trăm ha, vốn đăng ký 5.230 tỷ đồng.

Sau hơn 10 năm khởi công, đến nay DA vẫn nằm trên giấy. Để đối phó với việc thu hồi đất, công ty đã 2 lần tiến hành kiểm đếm đất đai đối với các hộ dân trong vùng dự án nhưng chưa thực hiện đền bù. Trên đất từ sau khởi công DA đến nay chỉ có một khu điều hành tạm bợ.

Về sự chậm trễ trong việc triển khai DA, theo ông Nguyễn Gia Tài, Trưởng văn phòng đại diện Công ty CP Đầu tư phát triển Phong Phú LC tại Huế, là vì  Chính phủ chưa phê duyệt bổ sung sân golf, kéo theo công tác giải phóng mặt bằng chậm lại.

Về hệ lụy việc DA chậm trễ, ông Lê Công Minh, Chủ tịch UBND xã Lộc Vĩnh thông tin, thôn Phú Hải có 97 hộ nằm trong diện phải di dời. Chủ đầu tư đã kiểm kê tài sản và phê duyệt giá trị bồi thường, từ năm 2009 đến năm 2017 tiến hành kiểm kê lại nhưng đến nay doanh nghiệp không chi trả tiền, khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn, gặp nhiều khó khăn khi không được xây dựng, sửa chữa nhà cửa, chia tách đất đai cho con cái xây dựng nhà ở.

Theo báo cáo của UBND huyện Phú Lộc, giai đoạn 2014- 2018, huyện đã tập trung thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để thu hút các nhà đầu tư thực hiện 56 DA tại Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, Khu công nghiệp La Sơn... Tuy nhiên, có không ít DA sau nhiều năm vẫn không triển khai thực hiện, gây bức xúc vì lãng phí đất sản xuất và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân nằm trong vùng DA.

Một dự án nhà máy năng lượng pin mặt trời bỏ hoang sau nhiều năm tại Phong Điền

Tại huyện Phong Điền, một số dự án sau khi được giao đất vẫn chậm triển khai thực hiện; có dự án khởi công, động thổ nhưng bỏ hoang cả chục năm trời, gây lãng phí lớn tài nguyên đất, ảnh hưởng đời sống người dân. Điển hình là Nhà máy Năng lượng pin mặt trời được đầu tư xây dựng tại xã Phong Hòa với tổng vốn hơn 6.200 tỷ đồng. Đây là một trong các DA chính quyền địa phương đã phối hợp với các ngành rà soát để có hướng xử lý.

Trên địa bàn tỉnh hiện có hàng loạt DA bỏ hoang, xây dựng theo kiểu “xí phần”, tập trung ở TP. Huế, Phú Lộc, Phong Điền, Hương Thủy. Có thể kể đến các DA triệu đô đang “án binh bất động” hoặc chỉ xây dựng hàng rào, văn phòng đại diện để “giữ đất”, như: DA Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Lập An, Khu du lịch của Công ty CP Gia Minh - Conic, DA Khu du lịch Bến thuyền thể thao dưới nước của Công ty CP du lịch Đảo Ngọc…

Chấm dứt hoạt động 16 dự án

Theo ông Phan Thiên Định, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, nguyên nhân chậm triển khai là do các DA cũ nằm trong bối cảnh Chính phủ có quyết sách thay đổi lớn trong việc điều chỉnh các dòng vốn đầu tư, nhất là từ các doanh nghiệp Nhà nước thông qua hình thức không cho phép đầu tư ngoài ngành. Vì vậy, một số DA của các doanh nghiệp Nhà nước trước đây cấp phép đầu tư bị dừng lại, cần thời gian xử lý, huy động thêm nguồn vốn hoặc kết thúc DA, song do các DA này có tài sản trên đất dẫn đến chậm thu hồi.

Ngoài ra, một số nhà đầu tư thời điểm trước 2007-2008 là nhà đầu tư có tiềm lực, sau thời điểm đó do khủng hoảng kinh tế nên rơi vào tình trạng khó khăn, thiếu vốn nên không thể triển khai DA đúng tiến độ.

Sau khi Nghị quyết 08 được ban hành, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai nghiêm túc. Đối với 24 DA thuộc diện rà soát, xem xét thu hồi, đến nay đã thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động 16 DA với tổng diện tích đất khoảng 223 ha; đồng thời chấm dứt hoạt động của 3 DA khác trong nhóm 29 DA thuộc diện giám sát đặc biệt.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Cái Vĩnh Tuấn, qua đợt giám sát chuyên đề mới đây cho thấy, hàng năm, tỉnh đã giao đất cho hàng trăm DA lớn, nhỏ khác nhau để đầu tư hạ tầng, phát triển dịch vụ, du lịch, công nghiệp, các công trình công cộng… nhằm phục vụ mục tiêu phát triền KT - XH bền vững.

Nhiều nhà đầu tư đã triển khai nghiêm túc, nhiều DA đã đi vào hoạt động, góp phần tạo nên diện mạo mới cho khu vực đô thị và nông thôn, tạo công ăn việc làm cho người dân, tăng thu ngân sách …

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tình trạng một số DA triển khai cầm chừng, vi phạm tiến độ theo cam kết. Ngoài những nguyên nhân chủ quan từ phía các nhà đầu tư, còn có sự chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng; điều chỉnh, thẩm định qui hoạch và các thủ tục hành chính khác. “Dự kiến tại kỳ họp này, HĐND tỉnh sẽ ban hành nghị quyết, yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước khắc phục những bất cập, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai, nâng cao năng lực và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trực tiếp tham mưu công tác giải phóng mặt bằng. Kiên quyết xử lý hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành; kiên quyết thu hồi những DA chậm triển khai theo quy định; tạo điều kiện để kêu gọi các nhà đầu tư khác có tiềm lực, tâm huyết”- ông Cái Vĩnh Tuấn khẳng định.

Bài, ảnh: LY LY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dự án Khu nhà ở Tam Thai: Rà soát, tham mưu UBND tỉnh phương án xử lý

Trong 5 kiến nghị mà kết luận Thanh tra tỉnh chỉ ra và yêu cầu Công ty CP Xây lắp Thừa Thiên Huế - chủ đầu tư Dự án (DA) Khu nhà ở Tam Thai và các đơn vị liên quan tiến hành khắc phục, đến nay mới chỉ thực hiện xong 1 kiến nghị. Hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo Sở Xây dựng rà soát DA, tham mưu xử lý theo quy định của pháp luật.

Dự án Khu nhà ở Tam Thai Rà soát, tham mưu UBND tỉnh phương án xử lý
Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới 27 tỉnh, thành phố có các dự án điện năng lượng tái tạo.

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

Chiều tối 9/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với Đoàn lãnh đạo 18 doanh nghiệp dòng họ Trang, dòng họ Nghiêm đến từ 11 tỉnh, thành phố của Trung Quốc do ông Nghiêm Giới Hòa, người sáng lập Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương và Tập đoàn xây dựng Tô Thương – những doanh nghiệp thuộc 500 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu, dẫn đầu đang thăm, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

TIN MỚI

Return to top