ClockThứ Tư, 14/08/2024 17:10

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sửa luật, giải quyết những vấn đề cấp bách

Sáng 14/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các Bộ, ngành để nghe, thảo luận xây dựng các dự án luật thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

Thủ tướng: Phấn đấu kết quả năm 2024 cao hơn, toàn diện hơn năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ về một số Luật. Ảnh: Dương Giang/TTXVN 

Dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Trần Lưu Quang; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan thuộc Chính phủ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, việc đề xuất sửa đổi các luật thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có đầy đủ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn, qua đó triển khai các nghị quyết của Đảng, kết luận của Bộ Chính trị, các chỉ đạo của lãnh đạo chủ chốt, các nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ; góp phần triển khai 3 đột phá chiến lược, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, khắc phục tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, đáp ứng mong muốn của người dân và doanh nghiệp về giảm thủ tục hành chính, phiền hà, sách nhiễu, giảm chi phí tuân thủ, tháo gỡ khó khăn, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển.

Thủ tướng nhấn mạnh việc xây dựng pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 8; yêu cầu các bộ ngành, cơ quan ưu tiên dành thời gian, nguồn lực cho công tác này với tinh thần “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm”, bố trí các cán bộ có đủ năng lực, tâm huyết, trách nhiệm, khen thưởng, kỷ luật kịp thời; trình Chính phủ xem xét, quyết định để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8, tháng 10/2024, bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, mong muốn của nhân dân.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã nghe báo cáo về: Đề nghị xây dựng Luật Đầu tư công (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Đồng thời thảo luận, cho ý kiến đối với các nội dung chính sách của các luật này.

Về đề xuất xây dựng Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu thống nhất sự cần thiết ban hành Luật, nhằm đáp ứng yêu cầu của Đảng, Quốc hội về việc rà soát, sửa đổi chính sách, pháp luật về đầu tư công nhằm khắc phục những bất cập trong quá trình thực thi, chưa phù hợp với thực tiễn, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật về đầu tư, tạo sức mạnh nâng cao năng lực của nền kinh tế, hội nhập quốc tế.

 Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ về một số Luật. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Chỉ đạo về xây dựng Luật Đầu tư công (sửa đổi), Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng các luật phải dựa trên quan điểm: cái gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện, luật hóa; không tạo môi trường, cơ chế xin cho; không đầu tư dàn trải, ngân sách đầu tư của Trung ương tập trung cho kết nối vùng, quốc gia, quốc tế, ngân sách Trung ương hỗ trợ cho địa phương cũng phải theo hướng này; linh hoạt sử dụng các nguồn vốn Trung ương và địa phương. Việc xây dựng các luật cần giảm thủ tục hành chính; giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, làm rõ trách nhiệm và có công cụ để tăng cường giám sát, kiểm tra; khen thưởng, kỷ luật kịp thời trong đầu tư công.

Về các chính sách trong đề nghị xây dựng Luật, Thủ tướng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục nghiên cứu, xác định rõ nội hàm, tên gọi của các chính sách, tập trung vào những nhóm quy định, nhóm nội dung lớn, có phạm vi, mức độ tác động lớn, đánh giá tác động kỹ lưỡng; khẩn trương tiếp thu các ý kiến, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật, đặc biệt là nội dung các chính sách; bổ sung các tài liệu liên quan, xác định rõ tiến độ trình Luật, bảo đảm đúng quy định pháp luật và phù hợp với yêu cầu của Chính phủ, Quốc hội; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, đối tượng liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.

Về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành đã thảo luận về việc sửa đổi, bổ sung 4 luật kể trên bằng một luật nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng quy hoạch, đơn giản hóa thủ tục, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, gói thầu...; góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, khơi thông mọi nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng...

Các đại biểu nghiên cứu nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định của Luật Đấu thầu, đặc biệt đề xuất bổ sung các trường hợp được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế; xử lý khó khăn, vướng mắc đối với các dự án BOT, BT chuyển tiếp…

Đánh giá cao chất lượng báo cáo và ý kiến xác đáng của các đại biểu tại cuộc họp và giao nhiệm vụ cho Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu, hoàn thiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc phải xây dựng, trình ban hành 1 luật để sửa nhiều luật. Nội dung sửa phải là những vấn đề cấp bách, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn, đồng thời kiến tạo cho tương lai; khơi thông, tận dụng mọi nguồn lực cho phát triển, trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, nhất là khuyến khích được các nhà đầu tư chiến lược, có công nghệ cao.

Yêu cầu đánh giá kỹ tác động khi sửa các luật, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục đóng góp ý kiến để Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp; đồng thời xem xét đề xuất sửa đổi thêm một số luật khác có liên quan, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét.

Theo baotintuc.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri

Tại các kỳ tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa VIII, cử tri trên địa bàn TP. Huế đã có nhiều ý kiến, kiến nghị các vấn đề liên quan đến hạ tầng dân sinh. Điều đáng mừng, TP. Huế đã chỉ đạo các ban ngành, địa phương trả lời thấu đáo cũng như triển khai khắc phục.

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
Kế hoạch hành động cấp cao đầu tiên để giải quyết khan hiếm nước, suy thoái đất

Lần đầu tiên, Diễn đàn Đất và Nước quốc tế được tổ chức từ ngày 9 - 11/12 tại Bangkok (Thái Lan), vạch ra các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy nỗ lực toàn cầu trong việc quản lý tình trạng khan hiếm nước và đảo ngược tình trạng suy thoái đất, đóng vai trò rất quan trọng đối với an ninh lương thực và sức khỏe môi trường toàn cầu.

Kế hoạch hành động cấp cao đầu tiên để giải quyết khan hiếm nước, suy thoái đất

TIN MỚI

Return to top