ClockThứ Năm, 12/05/2016 21:00

Thừa Thiên Huế phải tập trung đầu tư cho văn hóa

TTH - Đó là kết luận của Ủy viên BCH TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện tại buổi làm việc với UBND tỉnh chiều 12/5. Cùng dự có các ông: Lê Trường Lưu, Ủy viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện các Cục, Vụ, Văn phòng, Trung tâm thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL).

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện phát biểu tại buổi làm việc

Thay mặt UBND tỉnh, ông Nguyễn Dung đã kiến nghị với Bộ VH,TT&DL những vấn đề, xung quanh việc quan tâm bố trí kinh phí để thực hiện tốt công tác trùng tu di tích; phối hợp với Bộ Xây dựng ban hành Thông tư liên tịch để đơn giản các thủ tục tu bổ di tích; phân công, ủy quyền cho tỉnh thẩm định phê duyệt một số công trình có kiến trúc đơn giản; nghiên cứu điều chỉnh khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích; phối hợp với các Bộ để ban hành chính sách miễn giảm thuế phi nông nghiệp cho các hộ dân là chủ sở hữu các nhà vườn, phủ đệ; hỗ trợ, đồng thuận để thành lập Học viện Du lịch Huế trên cơ sở tổ chức lại Trường cao đẳng Nghề Du lịch Huế và Khoa Du lịch - Đại học Huế.                                        

Về du lịch, đề nghị Bộ xem xét hỗ trợ đầu tư một số chương trình trọng điểm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quy hoạch về phát triển du lịch quốc gia...

Đại diện các đơn vị trực thuộc Bộ VH,TT&DL nhất trí với những kiến nghị của Thừa Thiên Huế và hứa sẽ nghiên cứu, xem xét để hỗ trợ cho tỉnh phát triển về VH, TT&DL.

Kết luận tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ VH, TT&DLNguyễn Ngọc Thiện đồng ý với đề xuất thành lập Học viện Du lịch của tỉnh; đồng thời nhấn mạnh, để phát triển du lịch, Thừa Thiên Huế cần đẩy mạnh quảng bá, nâng cao chất lượng dịch vụ, chú trọng khai thác nguồn khách quốc tế có mức chi tiêu cao bên cạnh nguồn khách nội địa. Về văn hóa cơ sở, Huế phải là địa phương đi đầu trong việc xây dựng đạo đức lối sống, nếp sống văn minh. Huế nên chọn con đường phát triển văn hóa để đi, vì thế tăng cường đầu tư cho văn hóa, nhất là xây dựng các thiết chế nhà hát, bảo tàng...

* Sáng cùng ngày, Bộ trưởng Bộ VH, TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện và đoàn công tác của Bộ đã thăm và làm việc với Sở VH, TT&DL.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Ngọc Thiện lưu ý: lĩnh vực văn hóa của Thừa Thiên Huế đạt nhiều thành tựu song gặp không ít thách thức. Thừa Thiên Huế cần xác định chiến lược, linh hồn của văn hóa Huế để tập trung phát triển. Bộ trưởng nói: “Theo thời gian, những cái ta tự hào sẽ là quá khứ. Nếu không phát triển, Huế có nguy cơ tụt hậu không chỉ về kinh tế mà cả về văn hóa. Điều đó đặt lên vai cán bộ ngành VH, TT&DL của tỉnh sứ mệnh lớn, cần năng động, sáng tạo hơn trong cách nghĩ, cách làm, biến không thành có, khó thành thuận lợi; có tiếng nói mạnh mẽ hơn với tỉnh để xây dựng các thiết chế văn hóa. Văn hóa Huế phải kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và phát triển”.

Minh Hiền

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

Để đảm bảo Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế được thực hiện đầy đủ các hạng mục theo quy mô đầu tư được duyệt, hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay, UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư DA với thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2025.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế
THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC ASEAN:
Xu hướng và cơ hội đầu tư

Trong bối cảnh Đông Nam Á đang tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế và biến đổi xã hội, vai trò của giáo dục trong việc bồi dưỡng lực lượng lao động có kỹ năng chưa bao giờ quan trọng hơn thế. Giáo dục - với tư cách là động lực chính thúc đẩy năng lực cạnh tranh kinh tế và tính di động xã hội, đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển đổi này. Các chính phủ trên khắp khu vực đang thực hiện các cải cách đầy tham vọng và tích cực kêu gọi đầu tư nước ngoài để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về giáo dục chất lượng ở mọi cấp độ, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học và sau đại học.

Xu hướng và cơ hội đầu tư
Return to top