ClockThứ Tư, 25/07/2018 20:57

Thừa Thiên Huế - Salavan: Tăng cường mối quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện

TTH - Ngày 25/7, tại TP. Huế diễn ra hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Salavan (nước Cộng hòa DCND Lào). Tham dự có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; Sisouvan Vongchomsy, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Bí thư- Tỉnh trưởng Salavan.

Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về an ninh trật tự giữa Thừa Thiên Huế và SalavanMối quan hệ đặc biệt hai nước Việt Nam – Lào ngày càng bền chặtTrao đổi kinh nghiệm giữa Ban Tuyên giáo hai tỉnh Salavan – Thừa Thiên HuếHội đàm thường niên về công tác quy tập hài cốt liệt sĩSở GD&ĐT: Tọa đàm hợp tác với tỉnh SalavanThừa Thiên Huế và Salavan (Lào) ký kết biên bản ghi nhớ về biên giớiThực hiện mô hình kết nghĩa, kịp thời giải quyết những phát sinh khu vực biên giới

Lãnh đạo hai tỉnh ký kết biên bản ghi nhớ

Quan hệ song phương được củng cố, tăng cường

Phát biểu tại Hội đàm, ông Lê Trường Lưu khẳng định, mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai tỉnh trong thời gian qua tiếp tục được củng cố và tăng cường một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực với nhiều hoạt động hiệu quả, thiết thực. Lãnh đạo tỉnh tin tưởng rằng, kết quả hội đàm lần này sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh, đồng thời, đưa quan hệ hai nước sang một giai đoạn phát triển mới. Đồng thời, gửi lời thăm hỏi sâu sắc của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đến với Nhân dân huyện Sanamxay, miền Nam tỉnh Attapeu (Lào) đang gặp khó khăn do bị vỡ đập công trình thủy điện.

Điểm lại những kết quả nổi bật trong mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho biết, hai bên đã thường xuyên duy trì trao đổi các đoàn cấp cao, đoàn công tác các ngành, địa phương tiếp giáp biên giới sang thăm và làm việc; thực hiện tốt Hiệp định Quy chế biên giới và các Thỏa thuận hợp tác về biên giới, qua đó tình hình biên giới ổn định, góp phần cho phát triển kinh tế- xã hội vùng giáp biên giữa hai tỉnh.

 Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu (bên trái) tặng quà lưu niệm đến ông Sisouvan VONGCHOMSY, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Bí thư- Tỉnh trưởng Salavan

Nổi bật năm 2017, hai tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào và 40 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị Việt Nam - Lào. Thừa Thiên Huế luôn quan tâm, ưu tiên cho công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh bạn Lào, trong đó có tỉnh Salavan; ngành y tế tỉnh tăng cường hợp tác, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ y bác sĩ tỉnh Salavan. Từ năm 2002 đến nay đã có 167 lưu học sinh đến từ Salavan học tại Huế; hàng năm, tỉnh đã cấp 10 suất học bổng toàn phần cho lưu học sinh Salavan; phối hợp thực hiện tốt và hiệu quả công tác tìm kiếm, quy tập, cất bốc mộ liệt sĩ, các chuyên gia, quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Lào về nước. Ngoài ra, huyện A Lưới (địa phương giáp biên) đã có nhiều hoạt động giúp đỡ Nhân dân các bộ tộc Lào vùng biên giới ổn định đời sống như hỗ trợ giống cây trồng, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, hỗ trợ khám chữa bệnh thông thường nhằm đảm bảo sức khỏe cho người dân...

Phát triển mối quan hệ đặc biệt lên tầm cao mới

Trên tinh thần đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa 2 tỉnh, tại buổi Hội đàm, hai bên đã nhất trí đánh giá cao những kết quả hợp tác đạt được trong thời gian qua; khẳng định tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác hữu nghị trên nhiều lĩnh vực trong thời gian tới. Theo đó, hai bên sẽ tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước; hàng năm tiếp tục luân phiên trao đổi đoàn cấp cao và tạo điều kiện cho đoàn công tác các ngành, địa phương giáp biên sang thăm và triển khai các nội dung hợp tác; đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, văn hóa, y tế, kinh tế, đầu tư, thương mại và về quản lý biên giới, an ninh quốc phòng, cửa khẩu...

Về kinh tế, hai bên sẽ thực hiện khảo sát khả năng hợp tác về du lịch di sản và sinh thái, phối hợp với tỉnh Ubon Ratchthani (Thái Lan) để mở tuyến du lịch Đông - Tây qua cửa khẩu Lalay; tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai tỉnh tìm kiếm cơ hội đầu tư trên các lĩnh vực năng lượng, nông lâm nghiệp, chăn nuôi, trồng cây công nghiệp... phối hợp vận động và hỗ trợ các doanh nghiệp của hai tỉnh trong các hoạt động xúc tiến thương mại và thúc đẩy giao thương; tiếp tục chủ động và duy trì bảo vệ, tôn tạo hệ thống cột mốc quốc giới, tăng cường công tác phòng chống tội phạm xuyên biên giới; đẩy mạnh thực hiện thỏa thuận về vấn đề di cư tự do và kết hôn không giá thú trong khu vực biên giới đúng tiến độ của hai Chính phủ Việt Nam - Lào...

Bài, ảnh: Thái Sơn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

49 học viên đến từ Lào được cấp chứng chỉ Trung cấp lý luận chính trị

Ngày 15/11, Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh tổ chức lễ bế giảng và cấp chứng chỉ Trung cấp lý luận chính trị cho 49 học viên Lào đến từ các tỉnh: Salavan, Sê Kông, Champasak, Savannakhet. Tham dự có ông Souphanh Hadaoheuang, Tổng Lãnh sự Lào tại Đà Nẵng; Phan Xuân Toàn, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

49 học viên đến từ Lào được cấp chứng chỉ Trung cấp lý luận chính trị
Tăng cường vị thế của ASEAN về nhân quyền thông qua đối thoại

Kể từ năm 2007, ASEAN đã có những bước tiến trong việc đưa nhân quyền vào khuôn khổ của nhóm. Các cột mốc chính bao gồm thành lập Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) vào năm 2009 và thông qua Tuyên bố Nhân quyền ASEAN (AHRD) vào năm 2012. Những sáng kiến này được thiết kế để báo hiệu cam kết của ASEAN trong việc đưa nhân quyền làm nền tảng cho chiến lược phát triển khu vực.

Tăng cường vị thế của ASEAN về nhân quyền thông qua đối thoại
Return to top